3 dự án sân bay_ Liệu bất động sản Bà Rịa – Vũng Tàu có cất cánh?

 

Bà Rịa – Vũng Tàu kỳ vọng sau khi đưa vào sử dụng 3 dự án sân bay trên địa bàn sẽ góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt, đây sẽ là bước đệm cho bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi và cất cánh

Ba dự án sân bay đang được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xúc tiến gồm dự án sân bay Gò Găng (tọa lạc tại xã Long Sơn, TP Vũng Tàu); sân bay Côn Ðảo và sân bay chuyên dùng Ðất Ðỏ (thường gọi là sân bay Hồ Tràm). Trong 3 dự án này, hiện sân bay Gò Găng có nhiều hy vọng sớm khởi công; 2 dự án sân bay còn lại vẫn nằm chờ!

Gò Găng đã hoàn thiện báo cáo tiền khả thi

Theo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, dự án sân bay Gò Găng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Và được lập trên cơ sở để di chuyển sân bay Vũng Tàu (hiện hữu) do Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam quản lý. Dự án với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 9.000 tỷ đồng trên diện tích 250 ha. Sân bay Gò Găng dùng để khai thác các chuyến bay trực thăng phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí từ nội ô ra ngoại thành TP.Vũng Tàu.

UBND tỉnh cũng đã chấp thuận vị trí; phạm vi ranh giới làm cơ sở để nghiên cứu dự án sân bay. Với phía Ðông Bắc giáp đường Vũng Tàu – Gò Găng – Long Sơn; phía Tây Nam giáp vịnh Gành Rái; phía bay Gò Găng.

Về tiến độ thực hiện dự án này, UBND tỉnh BR-VT thông tin vừa hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Theo đó, ban quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải (chủ đầu tư dự án) cho hay: Đơn vị này đã có văn bản gửi Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam đề nghị đóng góp ý kiến cho báo cáo tiền khả thi; đồng thời có văn bản tham mưu UBND tỉnh đề nghị Bộ Quốc phòng phê duyệt vị trí sân bay theo đúng quy định.

san-bay-go-gang
Sân Bay Gò Găng được dự kiến hoàn thành đầu tiên

Dự án sân bay Ðất Ðỏ đã được phê duyệt 2 vị trí

Tháng 10-2020, Bộ Quốc phòng đã có quyết định phê duyệt vị trí tại 2 xã Láng Dài và xã Lộc An. Dự án sân bay Đất Đỏ do Công ty TNHH dự án Hồ Tràm làm chủ đầu tư. Và do Sở GTVT là cơ quan tham mưu chuyên ngành, theo dõi và báo cáo.

Theo UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, hiện công ty Hồ Tràm đang thỏa thuận hợp đồng với Công ty TNHH MTV Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC) để lập dự án khả thi; dự kiến trong 5 tháng sau sẽ hoàn thành hồ sơ.

Dự án sân bay Côn Đảo đang được điều chỉnh quy hoạch

Nói về sân bay Côn Ðảo, lãnh đạo Sở GTVT cho biết theo điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020; định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì sân bay Côn Ðảo đạt cấp 4C; vai trò là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự (sân bay quân sự cấp II). Sân bay có công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm; diện tích đất dự kiến 141 ha, chi phí đầu tư khoảng 2.300 tỷ đồng.

Dự kiến đường cất hạ cánh phải lấn biển thêm 120m; mở rộng sân đỗ máy bay; xây dựng nhà ga. Với dự án này, nhiệm vụ lập quy hoạch chi tiết do Bộ GTVT chủ trì. Và thẩm quyền quyết định dự án là do Bộ GTVT; địa phương là cơ quan phối hợp.
Theo đó, tháng 12-2020, Bộ GTVT có văn bản gửi Bộ Quốc phòng xem xét việc điều chỉnh đất quốc phòng liên quan đến công tác quy hoạch sân bay. Trên cơ sở góp ý của Bộ Tư lệnh Binh đoàn 18; Cục Hàng không Việt Nam đã chỉ đạo tư vấn tiếp thu; hoàn thiện hồ sơ quy hoạch sân bay Côn Ðảo; trong đó diện tích dự kiến quy hoạch đất quốc phòng tại dự án là 9,37 ha.

du-an-san-bay-vung-tau
3 dự án sân bay BR-VT đang được đốc thúc

Ba dự án sân bay là bước đà hồi phục của bất động sản nghỉ dưỡng

Ba sân bay có ý nghĩa chiến lược đối với kinh tế Bà Rịa – Vũng Tàu. Góp phần gia tăng các tuyến đường đến tỉnh; đồng thời cũng giảm thời gian di chuyển từ tỉnh đến các khu vực khác và ngược lại. Sẽ khiến cho lượng khách du lịch trong và ngoài nước đổ về Bà Rịa – Vũng Tàu nhiều hơn.

Khi được hình thành 3 sân bay này chính là 3 góc nhọn thúc đẩy sự phát triển bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng và ngành du lịch – kinh tế của tỉnh nói chung. Bên cạnh đó, các chuyên gia còn dự đoán, tỉnh sẽ thu hút các doanh nghiệp lớn về đầu tư. Vì khi hoàn thành tỉnh sẽ có thuận lợi trên cả 3 loại hình vận chuyển là đường hàng không – đường biển – đường bộ. Từ đó thu hút một lượng lớn kỹ sư, lao động về làm việc.

Ba sân bay chính là điều kiện để tạo cơ hội phát triển nhanh và bền vững cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng thời tạo điều kiện phát triển chung của khu vực Ðông Nam Bộ

Điều kiện để dự án xây dựng được hoạt động khi áp dụng Chỉ thị số 16?

Các công trình xây dựng trên địa bàn TP.HCM vẫn được hoạt động trong thời gian thành phố giãn cách theo Chỉ thị số 16. Dừng hoạt động các công trình xây dựng trên địa bàn TP.HCM nếu không tuân thủ điều kiện chống dịch Covid-19 dưới đây.

Sau khi áp dụng chỉ thị số 16 – những điều kiện nào mà các chủ đầu tư phải tuân theo?

Đối với các công trình xây dựng trên địa bàn TP.HCM được tiếp tục hoạt động. Chủ đầu tư; các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối. Bên cạnh đó phải thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, cụ thể:

Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 2279/UBND-VX của UBND Thành phố; đáp ứng các nội dung quy định của Bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm COVID-19 tại doanh nghiệp trên địa bànTP.HCM.

Tăng cường công tác phòng; chống dịch COVID-19 tại các công trình xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Y tế; triển khai các quy định của Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân Thành phố về vấn đề tập trung công nhân trước và sau giờ làm việc; vấn đề luồng lưu thông; di chuyển của công nhân; vấn đề sinh hoạt, vệ sinh lao động, vệ sinh công trình; đảm bảo công tác giám sát sức khỏe và phòng hộ cá nhân cho người lao động.

Tiếp tục thực hiện nghiêm 5K; đặc biệt là đeo khẩu trang; rửa tay sát khuẩn; đo thân nhiệt cho nhân công vào đầu và cuối mỗi ca. (trường hợp nhiệt độ cơ thể từ 37,5 độ C trở lên; đề nghị báo ngay cho cơ quan y tế tại địa phương); bố trí đầy đủ phương tiện; vật tư phòng; chống dịch theo quy định; khuyến cáo của cơ quan y tế. Khử khuẩn bề mặt; thiết bị; máy móc tiếp xúc trực tiếp với nhân công; vệ sinh công trình xây dựng sau mỗi ca.

 

dieu-kien-de-du-an-xay-dung-duoc-hoat-dong-khi-ap-dung-chi-thi-so-16
Các công trình phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ thị 16

Tăng cường rà soát và khai báo y tế

Yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp tiếp xúc, giao tiếp; hạn chế số lượng nhân công tập trung tại các sàn công tác; giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi làm việc; đeo khẩu trang; thực hiện khử trùng, diệt khuẩn, rửa tay theo quy định.

Rà soát nhân công lao động; chuyên gia nước ngoài đến từ các vùng dịch trở lại làm việc để thông báo Ủy ban nhân dân quận; huyện tại nơi công trình xây dựng tổ chức cách ly theo quy định.

Tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động (nếu có) đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.

Nhà thầu thi công phải chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại công trường, bảo đảm sức khỏe, an toàn tuyệt đối cho người lao động; có văn bản cam kết tuân thủ phòng, chống dịch COVID-19 gửi UBND quận; huyện nơi có công trình xây dựng.

Các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án công trình xây dựng và các đơn vị liên quan bố trí cho cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ quan; hiện trường và tại nhà, đảm bảo chất lượng, tiến độ công việc theo quy định.

Trường hợp không đảm bảo các yêu cầu nêu trên thì phải tạm dừng hoạt động.

Đầu tư Bất động sản mùa dịch, cần quan tâm điều gì nhất?

Trải qua nhiều đợt dịch, cùng sự biến động lên xuống của thị trường BĐS đã ảnh hưởng ít nhiều đến động thái của các nhà đầu tư bất động sản. Vậy đầu tư bất động sản lúc này cần chú ý gì? Đâu là thị trường nên “rót tiền” sau dịch?

Tình hình thị trường bất động sản lúc này ra sao?

Tình hình dịch đang làm bệnh đang làm các giao dịch bất động sản chững lại. Nhưng nhiều thị phần bất động sản vẫn có dấu hiệu tăng giá. Điều này cho thấy, thị trường bất động sản vẫn có lực hồi phục tốt sau dịch. Còn thời phục hồi sẽ phải phụ thuộc vào thời điểm kết thúc của dịch bệnh. Vì vậy, các thị phần như đất nền, nhà ở,… vẫn chưa có dấu hiệu phải bán tháo, bán cắt lỗ.

Tuy nhiên, sau hơn 1 năm chịu tác động bởi đại dịch Covid-19 căn hộ cho thuê và căn hộ condotel là hai sản phẩm chịu nhiều tác động tiêu cực nhất trên thị trường. Gồng lỗ suốt một năm trời trong khi thị trường “đóng băng”; nhiều chủ nhà đã chấp nhận bán cắt lỗ; thậm chí nhiều người do sức ép tài chính muốn bán nhanh phải cắt lỗ sâu. Nhất là ở thị trường TP.HCM, Bình Dương, BR-VT,…

Những ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến các nhà đầu tư bất động sản chùng lại và thận trọng hơn trong những quyết định đầu tư của mình. Những nhà đầu tư lướt sóng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi đầu ra bị hạn chế; dòng vốn bị tồn đọng do không bán được hàng,… Tuy khó khăn nhưng thị trường bất động sản hiện đang mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư cá nhân; nhất là những nhà đầu tư có dòng vốn trung hạn, dài hạn.

dau-tu-bat-dong-san-mua-dich-can-quan-tam-dieu-gi-nhat
Thị trường bất động sản sau dịch sẽ có nhiều chuyển biến.

Những điều cần lưu ý khi đầu tư bất động sản mùa dịch

Tại thời điểm này, khi thị trường Bất động sản rơi vào “khoảng lặng” do Covid-19 đây là cơ hội nhà đầu tư đánh giá lại chiến lược của bản thân. Vì sau một quá trình mỗi người sẽ nhận ra được nguồn lực, sự quan tâm hay thế mạnh riêng của mình. Từ đó dựa vào mức tài chính của bản thân kết hợp với phân tích thị trường một cách khách quan; chi tiết để có chiến lược đầu tư phù hợp nhất với mình.

Đồng thời, việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng như chiến lược quản trị rủi ro cần được xem xét hết sức thận trọng. Đặc biệt, nhà đầu tư hết sức tránh ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông; dẫn đến quyết định đầu tư theo cảm tính. Nếu có thể, đầu tư hướng đến các mục tiêu lợi nhuận về dài hạn sẽ là phù hợp trong giai đoạn đang có nhiều khó khăn chung của cả nền kinh tế như hiện nay.

Pháp lý điểm an toàn của thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, những dự án có pháp lý đầy đủ chính là lá chắn thép giúp nhà đầu tư được an toàn bất chấp mùa dịch. Nếu pháp lý ổn thì nhà đầu tư có thể tự tin rằng sản phẩm chắc chắn sẽ tăng giá theo thời gian; bởi thực tế đã có quá nhiều trường hợp mất trắng; thua lỗ chỉ vì mua nhầm dự án ma; pháp lý không minh bạch. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn đất nền dự án để xuống tiền.

Cùng với đó, trong giai đoạn dịch bệnh với những diễn biến phức tạp; nhà đầu tư còn phải tham khảo thêm các thông tin vĩ mô về thị trường bất động sản; về nền kinh tế; diễn biến dịch bệnh để đưa ra những quyết định thận trọng trước khi giao dịch. Mặt khác, nhà đầu tư không nên “bỏ trứng vào một giỏ”. Cùng một số vốn có thể chia nhỏ dòng đầu tư ra nhiều sản phẩm ở các địa phương; các sản phẩm khác nhau để phân tán rủi ro.

Nhà đầu tư bất động sản phải tính toán đến phương án dự phòng; phương án thoái lui khi thị trường biến động rủi ro để đảm bảo an toàn tài chính cá nhân. Nếu dùng đòn bẩy tài chính, không nên vay vượt quá 50%. Việc phụ thuộc quá lớn vào vốn vay ngân hàng trong giai đoạn nhạy cảm này sẽ có thể khiến nhà đầu tư thâm hụt vốn gốc. Nguyên nhân là do không thoát hàng kịp thời điểm hoặc tỷ suất sinh lời không như kỳ vọng.

dau-tu-bat-dong-san-mua-dich-can-quan-tam-dieu-gi-nhat
Đây là cơ hội để nhà đầu tư xem lại quá trình đầu tư của mình

Những thị trường bất động sản nào hứa hẹn sẽ sinh lời cao sau dịch?

Để tìm kiếm một sản phẩm có khả năng sinh lời cao thì nhà đầu tư phải xem xét trên các yếu tố: Vị trí; giao thông xung quanh; pháp lý; tiện ích nội – ngoại khu; chính sách nhà nước;… Việc lựa chọn bất động sản để đầu tư sau dịch cũng không nằm ngoài những tiêu chí này. Hiện tại, khu vực được nhiều nhà đầu tư bất động sản lưu tâm nhất đó chính là đất nền Bình Dương, Bình Phước.

Về đất nền Bình Dương:

Bình Dương Là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Bắc của TP.HCM; có kinh tế ổn định; hệ thống giao thông bứt phá và có điểm tựa từ phát triển công nghiệp. Cùng tình hình kinh tế khả quan, đất nền Bình Dương cũng nhận được “đòn bẩy” từ những công trình hạ tầng hàng ngàn tỷ đồng. Trong đó, đáng kể đến là đường Mỹ Phước – Tân Vạn lộ trình bắt đầu từ ngã ba Tân Vạn (quốc lộ 1, TP. Dĩ An) đến nút giao quốc lộ 13, trung tâm hành chính huyện Bàu Bàng

Hiện tại, thị trường đất nền Bình Dương có rất nhiều dự án nổi trội về tiềm năng đầu tư như: Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương (Bến Cát); Luxcity Thủ Dầu Một; Thăng Long Central City Bình Dương,…

Về đất nền Bình Phước

Bình Phước được xem là “lính mới” của thị trường bất động sản. Với quỹ đất rộng cùng định hướng tập trung phát triển kinh tế của nhà nước, Bình Phước như món ngon, béo bở dành cho những nhà đầu tư lâu dài. Bên cạnh đó, nhiều dự án giao thông quan trọng được phát triển như: Cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành; đường Hồ Chí Minh,…

Hiện nay tỉnh đã có nhiều ông “lớn” đang nhắm vào đầu tư như Cát Tường Group; FLC; Đại Nam; Hoàng Hưng Thịnh,…

Với những diễn biến bất ngờ của dịch bệnh, các nhà đầu tư bất động sản nên đặt ra mục tiêu lợi nhuận trong trung và dài hạn từ 2-5 năm để có phương án điều chỉnh dòng tiền phù hợp. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng hết sức lưu ý về pháp lý dự án, uy tín chủ đầu tư,… để tránh những rủi ro đáng tiếc.

COVID19: dự báo làn sóng bán cắt lỗ bất động sản

Hiện tại, thị trường BĐS vẫn chưa ghi nhận tình trạng bán tháo, bán cắt lỗ một cách ồ ạt. Tuy nhiên nhưng nếu dịch Covid-19 kéo dài, nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính hoặc cân đối dòng tiền không tốt có thể phải bán cắt lỗ.

Thị trường BĐS ở quý I/2021 như thế nào?

Theo DKRA Vietnam, trong quý I/2021, thị trường đất nền TP.HCM và phụ cận chào đón khoảng 7 dự án mở bán; cung cấp khoảng 1,296 nền; lượng tiêu thụ đạt khoảng 1,146 nền, xấp xỉ 88% tổng nguồn cung mở bán được thị trường đón nhận; bằng 137% so với quý IV/2020 (837 nền). Trong đó, nổi bật là thị trường BĐS ở các tỉnh như Bình Dương, Long An, Đồng Nai,…

Theo số liệu từ báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý I/2021 BĐS là nhóm ngành thu hút đầu tư nước ngoài cao thứ ba, đạt 600 triệu USD.

Số liệu mới đây từ Bộ Xây dựng cũng cho thấy, đến tháng 3/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới; điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BĐS tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái 15,56%.

Tín dụng BĐS vẫn được kiểm soát chặt chẽ

Còn theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tốc độ tăng tín dụng của quý 1-2021 cao hơn mức tăng 1,3% của cùng kỳ năm ngoái. Dư nợ tín dụng nền kinh tế đã ở mức trên 9,46 triệu tỷ đồng.

Tín dụng lĩnh vực tăng 2,13% so với cuối năm 2020. Trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng chung toàn nền kinh tế là 2,93%. Như vậy, tín dụng BĐS chiếm 19,6% tổng dư nợ của nền kinh tế.

Dòng tiền được vay từ các ngân hàng chảy vào BĐS nhìn chung vẫn đang được kiểm soát;  trong vùng an toàn. Cùng với các biện pháp tăng cường quản lý từ các cơ quan chức năng nhằm kiểm soát chặt chẽ; các khoản vay đầu tư BĐS, thị trường BĐS sẽ vẫn ổn định và dần sôi động trở lại khi đại dịch qua đi.

Dự báo bất động sản 6 tháng cuối năm

Do sự bùng phát của đợt dịch Covid-19 thứ tư; tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2021 ở vào khoảng 5,8%; thấp hơn 1,39 điểm phần trăm so với mục tiêu tăng trưởng 6 tháng theo kịch bản cập nhật tại quý 1-2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Về nguồn cung, trong 6 tháng cuối năm tại TP.HCM nguồn cung căn hộ có khả năng tăng; dự kiến đến khoảng tháng 9 năm nay sẽ đạt khoảng 15.000 căn.

Trong khi đó đất nền vẫn là phân khúc khá sôi động. Khi mà quỹ đất sạch tại TP.HCM ngày càng khan hiếm, đất nền vùng ven (Bình Dương; Đồng Nai; Long An) tiếp tục giữ vị thế chủ lực sau khi thiết lập mặt bằng giá mới.

ban-cat-lo-bat-dong-san
Nhiều nhà đầu tư có nguy cơ rơi vào thế phải bán cắt lỗ bất động sản nếu dịch kéo dài

Làn sóng bán cắt lỗ BĐS sẽ diễn ra nếu dịch kéo dài

Theo tổng giám đốc Colliers Việt Nam, Ông David Jackson dự đoán nếu dịch Covid19 kéo dài thêm vài tuần nữa; những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính hoặc cân đối dòng tiền không tốt có thể phải bán cắt lỗ BĐS.

Xét về dài hạn, với tiềm năng phát triển lớn và đà tăng trưởng mạnh mẽ, BĐS vẫn là thị trường đầy tiềm năng; tỷ suất sinh lời cao; hấp dẫn với nhà đầu tư trong nước và cả nhà đầu tư quốc tế.

Dịch Covid-19 khiến nhà đầu tư “chùng” lại, cũng là cơ hội để họ đánh giá toàn diện hơn về thị trường BĐS cũng như chiến lược đầu tư. Đây có thể xem là bước lấy đà cho một giai đoạn tăng trưởng mới.

Bên cạnh đó, sự ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm 2021 sẽ phụ thuộc nhiều vào việc kiểm soát thành công dịch Covid-19. Vì vậy, còn khá sớm để đưa ra dự báo cho tình hình thị trường BĐS những tháng cuối năm 2021. Và sau dịch, cũng cần có thời gian để tâm lý chung của thị trường quay trở lại trạng thái trước đại dịch.

Hiện nay các biện pháp chống dịch cũng như chiến dịch tiêm vaccine trên diện rộng đang được triển khai. Đây sẽ là tín hiệu khả quan cho thị trường BĐS nói riêng và thị trường kinh tế nói chung.