Vì sao đề xuất giao Bình Dương đầu tư  cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành ?

Thứ 3, 16/11/2021  |  12:00  |  Tin tức, Tin thị trường

Là tuyến đường quan trọng của hệ thống cao tốc TP, HCM, cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành được xét duyệt kỹ càng. Hiện tại Bình Dương được đề xuất đầu tư dự án. 

Vì sao giao Bình Dương đầu tư  cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành

Tuyến đường bộ cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành có tổng mức đầu tư 25.275 tỉ đồng. Tuyến đường này được thực hiện theo phương thức PPP; thời gian thu hồi vốn 32 năm.

UBND tỉnh Bình Phước vừa có văn bản gửi Thủ tướng và Bộ GTVT đề nghị giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đầu tư dự án đường bộ cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một (Bình Dương) – Chơn Thành (Bình Phước), ngay trong quá trình phê duyệt chủ trương đầu tư.

Lý do được tỉnh Bình Phước đưa ra là cao tốc đi qua địa phận Bình Dương 60km. Trong khi cả tuyến cao tốc có tổng chiều dài là 68,7km. Vì vậy giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thuận lợi trong quá trình triển khai dự án. 

Trường hợp UBND tỉnh Bình Dương được giao là cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án đường cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, UBND tỉnh Bình Phước kiến nghị Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải xem xét giao cho tỉnh này đầu tư 7km qua tỉnh này bằng vốn ngân sách tỉnh với kinh phí khoảng 1.300 tỷ đồng.

Chia dự án thành 2 giai đoạn

Theo UBND tỉnh Bình Phước, qua xem xét báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án của tư vấn, các đơn vị chuyên môn Bộ GTVT, TP. HCM và Bình Phước thống nhất chia dự án trên thành hai đoạn để đầu tư.

Đoạn 1, có điểm đầu tại nút giao Gò Dưa (vành đai 2 TP. HCM); điểm cuối Km8+600 nút giao An Phú (vành đai 3).

Đoạn 2, có điểm đầu Km8+600 tại nút giao An Phú (vành đai 3 tỉnh Bình Dương ); điểm cuối giao quốc lộ 14 tại Chơn Thành (Bình Phước).

binh-duong-dau-tu-cao-toc-tp-hcm-thu-dau-mot-chon-thanh
Tuyến cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành sẽ giúp giảm thời gian di chuyển từ TP. HCM đến Bình Phước

Hai địa phương trên cũng thống nhất, cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành có quy mô dự án 6 làn xe; với vận tốc thiết kế 80-100km/h; có tổng chiều dài 68,7km, trong đó:

– Đoạn đi qua TP. HCM dài khoảng 1,7km.

– Qua tỉnh Bình Dương khoảng 60km.

– Qua tỉnh Bình Phước là 7km. 

Hướng của cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành 

Hướng tuyến cao tốc trên dự kiến đi từ nút giao Gò Dưa (Km0+00) dọc theo tỉnh lộ 43 (thuộc TP. Thủ Đức) khoảng 800m; rồi rẽ phải theo ĐT.743B, ĐT.743A, ĐT.747B tới trước cầu Khánh Vân. Tuyến chuyển hướng rẽ trái tách khỏi đường hiện tại và men theo Suối Cái; song song với ĐH.409.

Sau đó, tuyến cao tốc cắt ĐT.747A tại Cổng Xanh; đi song song với ĐT.741 lên xã An Long huyện Phú Giáo; rồi đi thẳng lên phía Bắc giáp phía Đông Khu công nghiệp Becamex Bình Phước; kết nối với quốc lộ 14.

Cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành có mức đầu tư lên đến 24.000 tỉ đồng

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 24.275 tỉ đồng; trong đó vốn nhà nước khoảng 12.137 tỉ đồng để thực hiện giải phóng mặt bằng và tái định cư. Vốn tư nhân khoảng 13.211 (đã bao gồm lãi vay). Thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 32 năm.

Do dự án này có tổng mức đầu tư lớn, theo trình tự thủ tục đầu tư Chính phủ phải báo cáo Bộ Chính trị và trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư.

Cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP); loại hợp đồng BOT, thực hiện trước năm 2030; phù hợp với chủ trương xã hội hóa nhằm giảm áp lực đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống cao tốc TP. HCM

Rút ngắn thời gian từ TP. HCM đến Bình Phước

Theo các chuyên gia, cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành sẽ là một trong những tuyến cao tốc trọng điểm trong các dự án trọng hệ thống cao tốc TP. HCM. Bên cạnh dự án cao tốc TP. HCM – Cần Thơ, cao tốc TP. HCM – Mộc Bài,…

binh-duong-dau-tu-cao-toc-tp-hcm-thu-dau-mot-chon-thanh
Sơ đồcác tuyến đường cao tốc trong hệ thống cao tốc TP. HCM

Nói như vậy vì hiện nay phương tiện từ TP. HCM đi qua Thủ Dầu Một (Bình Dương), theo quốc lộ 13 đến tỉnh Bình Phước. Tổng quãng đường dài khoảng 120 km. Quãng đường này sẽ đi qua các tỉnh lộ có mật độ phương tiện rất đông như ĐT 741, ĐT 743, QL 13, QL 14,… Điều này đã khiến thời gian di chuyển rất lâu từ 3-4 tiếng.

 Từ những điều trên có thể thấy cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành sẽ rút ngắn khoảng thời gian này xuống một nửa. Cùng với đó là sự giảm tải cho quốc lộ 13 về lượng phương tiện lớn tham gia giao thông. 

Cùng hệ thống cao tốc TP. HCM hình thành “Bát Giác Kim Cương”

Cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành khi hoàn thành sẽ cùng với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu; đường cao tốc TP. HCM – Mộc Bài; đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương – Đà Lạt; cao tốc TP. HCM – Trung Lương với đường Vành Đai kết hợp các tuyến đường xung quanh TP. HCM thúc đẩy giao thông và kinh tế tại “Bát Giác Kim Cương” – kinh tế chính phía Nam.

Tuyến cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành được đề xuất triển khai để tăng tính kết nối; nâng cao năng lực vận tải; thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của vùng kinh tế trọng điểm.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *