Quỹ đất ‘vàng’ Chơn Thành thu hút nhà đầu tư

Chơn Thành đang đẩy mạnh xây dựng hạ tầng giao thông cũng như phát huy toàn diện thế mạnh công nghiệp vốn có, điều này trở thành đòn bẩy lớn tác động thị trường BĐS khu vực này. Dự báo trong thời gian tới, BĐS Chơn Thành sẽ là điểm sáng mới và xuất hiện các đợt tăng giá mới theo sóng hạ tầng và KCN.

Chơn Thành hưởng lợi từ định hướng phát triển công nghiệp

Chơn Thành nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bình Phước, sở hữu vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Chơn Thành sở hữu giao thông phát triển đồng bộ, thừa hưởng toàn bộ ưu thế của trục hành lang kinh tế quốc tế, Quốc lộ 13; hành lang kinh tế vùng tại Quốc lộ 14; đường Hồ Chí Minh kết nối tỉnh Tây Nguyên; các tuyến đường quan trọng của tỉnh và hàng loạt công trình dự kiến như đường cao tốc TP.HCM – Hoa Lư; đường sắt TP.HCM – Hoa Lư, Chơn Thành – Đăk Nông; cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành vừa được phê duyệt…

Là cực phát triển của tỉnh Bình Phước, Chơn Thành không ngừng đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp. Trong giai đoạn 2016-2021, tốc độ tăng trưởng bình quân của Chơn Thành đạt 18,9%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng đạt 73,2% (tăng 14,1% so với năm 2011).

Chơn Thành hiện có 6 khu công nghiệp (KCN) gồm: KCN Minh Hưng, KCN Minh Hưng III. KCN Chơn Thành I, KCN Chơn Thành II, KCN Becamex,… Nền công nghiệp phát triển đưa Chơn Thành trở thành thỏi nam châm thu hút lượng lớn dân cư trẻ từ các địa phương lân cận đổ về.

Thời gian gần đây, BĐS Chơn Thành được coi là thị trường sôi động tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam nhờ nhiều động lực tăng trưởng lớn. Giai đoạn 2018 – 2021, giá đất Chơn Thành tăng trưởng khoảng 150 – 200%, tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, so với các thị trường liền kề, BĐS Chơn Thành vẫn có giá mềm hơn và nhiều cơ hội đầu tư sinh lời cao.

chon-thanh-binh-phuoc

Sóng đầu tư đổ về BĐS khu vực Chơn Thành, Bình Phước

Sáng ngày 13.8.2022, Chủ tịch Quốc hội vừa ký Nghị quyết số 570/NQ-UBTVQH 15 về việc thành lập thị xã Chơn Thành và các phường thuộc thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Theo đó, sau khi thành lập thị xã Chơn Thành sẽ có quy mô dân số khoảng 121.083 người, phường Minh Hưng đông dân nhất với hơn 41.806 người, độ tuổi lao động chiếm gần 60% dân số toàn thị xã.

Chơn Thành hứa hẹn sẽ trở thành vùng đất lành của hàng chục ngàn lao động trẻ, chuyên gia đến an cư lập nghiệp. Từ đó, nhu cầu về tiện ích trung tâm thương mại, dịch vụ nhằm phục vụ cuộc sống cư dân cũng phát triển theo. Vào tháng 2/2022, lễ khởi công xây dựng TTTM Chơn Thành – Bình Phước tại trung tâm Chơn Thành đã chính thức diễn ra. Đây là công trình ấn tượng góp phần phát triển đô thị, phát triển kinh tế – xã hội.

Cần 600.000 tỷ đồng khoác ‘áo mới’ cho tỉnh Bình Phước

TPO – Là tỉnh nông nghiệp, Bình Phước đang nỗ lực để trở thành một trong những địa phương phát triển công nghiệp vùng kinh tế phía Nam. Để thực hiện được mục tiêu đó, Bình Phước cần nguồn vốn khoảng hơn 600.000 tỷ đồng.

Ngày 25/11, thông tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho biết, tỉnh này đã xây dựng dự thảo Quy hoạch tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050. Bình Phước đưa ra các định hướng phát triển gồm có 3 ngành kinh tế quan trọng là công nghiệp, nông nghiệp và thương mại dịch vụ; 3 khâu đột phá (phát triển hạ tầng, nhân lực, cải cách thủ tục hành chính); 3 vùng động lực; 3 trục phát triển và 1 vành đai an sinh; 4 trung tâm đô thị; 6 nhiệm vụ trọng tâm.

Theo dự thảo quy hoạch, mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 Bình Phước cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp phát triển nhanh, bền vững, có quy mô kinh tế khá dựa trên xây dựng đồng bộ nền tảng hạ tầng “cứng và mềm”, phát triển các cụm ngành có tiềm năng tạo nhiều việc làm, có thu nhập và nguồn thu ngân sách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *