Đất nền vốn là phân khúc luôn được các nhà đầu tư quan tâm, tuy nhiên, gần đây do ảnh hưởng của việc giãn cách, mức độ quan tâm đến giao dịch đất nền có những thay đổi rõ rệt.
Tình hình đất nền hiện tại như thế nào?
Đất nền là loại hình bất động sản luôn có dù luôn có nhu cầu đầu tư cao; dẫn đầu trong các kênh đầu tư được ưa chuộng. Tuy nhiên, giao dịch đất nền thời gian qua luôn gặp khó do hạn chế đi lại giữa các tỉnh.
Báo cáo gần đây của Batdongsan.com.vn cũng cho thấy mức độ quan tâm và lượng giao dịch đất nền trên cả nước đều sụt giảm. Chỉ số này ở hầu hết các loại BĐS, trong đó đất nền cũng không nằm ngoài xu thế này.
Theo ghi nhận của đơn vị này, mức độ quan tâm về các tin bán BĐS trên cả nước giảm mạnh. Cụ thể giảm 27% so với tháng 7 và 39% so với cùng kỳ 2020. Trong đó, thị trường đất nền và đất nền dự án có mức giảm lên đến 29%.
Lượng tin đăng bán đất nền trong tháng 8 cũng ghi nhận mức giảm 53% so với các loại hình khác trên thị trường. Các trường hợp giảm giá đất nền, nhà phố trên thị trường thứ cấp trong tháng 8 bắt đầu phổ biến hơn so với tháng 6 và 7. Rơi vào nhóm các nhà đầu tư đứt gãy dòng tiền; mất khả năng thanh toán hoặc chịu áp lực tài chính quá lớn trong thời gian phong tỏa, giãn cách.
Nghiên cứu thị trường của DKRA chỉ ra tính thanh khoản của phân khúc đất nền giảm rõ rệt trong quý 2 và 3 năm 2021. Cụ thể , trong tháng 8 vừa qua, thị trường đất nền TP.HCM và các tỉnh giáp ranh chỉ có 1 dự án mở bán mới. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ, giao dịch đất nền dự án này chỉ đạt được 6 nền đất.
Nguyên nhân chính làm cho tình hình đất nền hiện tại giảm giao dịch?
Thị trường gần như đóng băng, giao dịch thứ cấp kém sôi động. Điều này theo các công ty nghiên cứu thị trường là do giãn cách xã hội kéo dài thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình giao dịch mua bán nhà đất; thậm chí nhiều nhà đầu tư gặp áp lực tài chính đã giảm giá, cắt lỗ; giảm một phần lợi nhuận để tạo thanh khoản. Nguyên nhân được cho là do chịu áp lực từ lãi vay.
Việc tiến hành thủ tục mua bán đất lúc này cũng khó khăn hơn, do quy định nơi đông người. Nếu có giao dịch đất nền thì hai bên chủ yếu thỏa thuận miệng trước còn chưa thể làm hợp đồng ngay
Doanh nghiệp để ứng phó với tình hình đất nền hiện tại
Theo ông Nguyễn Hoàng, giám đốc R&D DKRA Việt Nam, các chủ đầu tư và sàn môi giới đã nhanh chóng thích ứng với thị trường; tung ra nhiều kế hoạch bán hàng online kèm theo chương trình khuyến mãi, ưu đãi mua hấp dẫn. Tuy nhiên BĐS là tài sản có giá trị lớn; mang tính đặc thù riêng; việc trao đổi thông tin về sản phẩm; đưa ra quyết định mua bán cần có thời gian; xem xét pháp lý; khảo sát thực tế dự án… mới có thể xuống tiền.
Thời gian gần đây có nhiều nhà đầu tư có nhu cầu bán đất nền nhưng khó chốt được giao dịch ngay. Vì khách không thể đi xem đất trực tiếp cũng như khảo sát thị trường khu vực. Đây là nguyên nhân chính khiến cho giao dịch đất nền khó bán và giảm mạnh nhất mấy tháng qua.
Tuy vậy, trước diễn biến dịch bệnh đang dần được kiểm soát, nhiều sàn môi giới, môi giới BĐS vẫn đang cố gắng tìm cách bán hàng qua kênh online; duy trì liên hệ với khách hàng; chạy thông tin bán hàng online trên nhiều trang để tìm kiếm khách tiềm năng cho thời gian tới.
Vì thế, gần đây bắt đầu xuất hiện nhu cầu “săn” đất nền cắt lỗ, hạ giá mạnh. Thị trường vẫn không thiếu các nhà đầu tư “cá mập”; có tiền và tiềm lực tài chính khá giả muốn tìm mua đất nền. Những thị trường đất nền được quan tâm nhiều là: TP. HCM, Bình Dương, Vũng Tàu, Lâm Đồng,…

Sau dịch giao dịch đất nền có khả quan hơn?
Sau dịch chắc chắn nhà đầu tư cần thời gian để phục hồi nguồn vốn; đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ. Bên cạnh đó, sẽ có những nhà đầu tư lớn đi săn đất khi các chính sách được nới lỏng. Tuy nhiên họ không quá “vồ vập” trước khi xuống tiền và đất nền sẽ bị kén chọn thay vì ồ ạt mua vào như trước dịch. Các dự án đảm bảo đầy đủ pháp lý sẽ được ưu tiên hơn.
Còn theo ông David Jackson – TGĐ Colliers Việt Nam chia sẻ, động lực quan trọng khiến phân khúc đất nền trở nên sôi động chính là cơ sở hạ tầng. Hiện tại, nhiều nguồn lực đang được tập trung để chống dịch. Một số dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm đã phải tạm ngưng hoặc thi công không đạt được tiến độ đã đề ra. Điều này đã khiến đất nền giảm sức hút nhất định.
Đặc biệt, khi hiện nay thị trường đất nền ở TP. HCM đang khan hiếm nguồn cung, thì Bình Dương tiếp tục được xem là thị trường màu mỡ thứ 2. Đơn cử như Bến Cát, với thông tin chắc chắn sẽ lên thành phố và cơ sở hạ tầng đang ngày càng được nâng cao thì đất nền ở đây tăng giá ngày càng cao. Nhất là những khu đất nền dự án có quy hoạch bài bản gần trung tâm.
Từ nay đến đầu năm 2022, rất khó để thị trường đất nền nhộn nhịp trở lại như trước đó. Tuy nhiên phân khúc này vẫn là kênh đầu tư được ưu ái trong danh sách mua nhà của người Việt; vậy nên rất khó để đất nền suy giảm mạnh hay đóng băng.