Thứ sáu, 24/12/2021 | 10:00 | Tin tức, Tin thị trường
Bình Dương đang đẩy mạnh triển khai các dự án hạ tầng giao thông nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh và phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng TP. HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Một trong 4 chương trình đột phá chiến lược mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương đề ra trong nhiệm kỳ 2021 – 2025 là tập trung phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh Bình Dương.
Nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhất của giao thông Bình Dương là thúc đẩy nhanh quá trình triển khai đầu tư nâng cấp – mở rộng QL13. Đây là dự án hơn 10.000 tỷ đồng và sẽ thực hiện ngay trong năm 2022.
Theo Quyết định số 4291/QĐ-UBND v/v phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống giao thông Bình Dương đến năm 2025 và tầm nhìn sau năm 2025, có đến 17 công trình đi qua QL13 bao gồm:
– Các tuyến đường sắt đô thị số 2, 3, 5, 8
– Công trình trung chuyển, bến kỹ thuật được bố trí tại khu vực Lotte Mart
– Hơn 10 tuyến xe bus đô thị kết hợp xe bus nhanh (BRT),…
Hiện QL13 là khu vực “đóng đô” của nhiều tiện ích quốc tế; các khu công nghiệp lớn thu hút hàng chục nghìn chuyên gia trong và ngoài nước. Tuyến QL13 này cũng được xem là “đại bản doanh” của hàng chục dự án bất động sản lớn nhỏ như: Khu nhà ở Nam Long 3 Bình Dương (Bến Cát); Chung cư Astral City (TP. Thuận An); căn hộ Honas Residence (TP. Dĩ An);…đã và đang hình thành, góp phần cung cấp cho thị trường khu vực hơn 35.000 căn hộ, nền đất từ nay đến năm 2025.
Mới đây nhất, Sở GTVT tỉnh Bình Dương đã có cuộc làm việc với Sở GTVT TP. HCM nhằm tiếp tục họp bàn thảo các phương án tháo gỡ khó khăn để chuẩn bị cho việc triển khai đầu tư năng cấp và mở rộng tuyến QL13.
Hiện UBND tỉnh Bình Dương cũng vừa phê duyệt quyết định Kế hoạch sử dụng đất TP. Thuận An đến năm 2021. Xác định sẽ triển khai di dời giải tỏa hàng trăm hộ dân dọc hai bên QL13. Nhằm để sớm có mặt bằng thi công mở rộng – nâng cấp tuyến đường.
Song song đó, tại TP. Thuận An cũng sẽ được đầu tư nâng cấp – mở rộng 6 tuyến đường hiện hữu; xây dựng một số tuyến đường mới giúp kết nối từ QL13 đến trung tâm hành chính của thành phố. Kết nối một số khu trung tâm thương mại lớn; góp phần sớm hình thành nên một khu kinh tế đem theo đúng quy hoạch của tỉnh đã thông qua.
Vốn ngân sách của tỉnh Bình Dương dành cho đầu tư công trong giai đoạn 2021 – 2025 gần 50.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách cấp tỉnh bố trí 31.912 tỷ đồng cho 445 dự án; vốn ngân sách cấp huyện phân bổ 9.500 tỷ đồng cho 9 huyện, thị xã, thành phố; vốn bội chi ngân sách tỉnh năm 2021 bố trí 204,5 tỷ đồng cho 2 dự án.
Đồng thời, nguồn ngân sách trung ương bố trí hơn 2.581 tỷ đồng vốn trong nước; hơn 40 tỷ đồng vốn nước ngoài. Trong giai đoạn này, giao thông Bình Dương dự kiến bố trí 40 dự án, công trình trọng điểm với tổng vốn hơn 13.821 tỷ đồng.
Ông Mai Bá Trước, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cho biết, qua rà soát các nguồn vốn trong giai đoạn 2021 – 2025, dự kiến có khả năng huy động cho các dự án giao thông quan trọng của tỉnh như: mở rộng QL13; Đường Vành đai 3, Vành đai 4; Cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, Mỹ Phước – Tân Vạn,… Ngay sau khi các dự án đảm bảo thủ tục đầu tư; đủ điều kiện bố trí vốn theo quy định sẽ tiến hành thi công.
Các dự án này có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình đô thị hóa. Và góp phần thực hiện dự án “Vùng đổi mới sáng tạo” của Bình Dương. QL13 còn là tuyến đường cực kỳ huyết mạch khi kết nối trực tiếp với TP. HCM. Tuyến đường này còn giúp giao thông Bình Dương kết nối với cả vùng kinh tế Đông Nam, Tây Nguyên. Do vậy, việc đầu tư mở rộng, nâng cao năng suất lưu thông trên QL13 là hết sức cấp thiết; giúp sớm khơi thông dòng chảy trong phát triển kinh tế của các địa phương.