Mở rộng Quốc lộ 50 – Bất động sản Đông Nam Bộ như “hổ mọc thêm cánh”

Quốc lộ 50 là tuyến đường chủ điểm của khu vực phía Nam, nối thẳng Nam Sài Gòn với khu vực Tây Nam Bộ. Không chỉ góp phần phát triển giao thương ở khu vực. Việc đưa ra quyết định mở rộng quốc lộ 50 còn thúc đẩy bất động sản Đông Nam Bộ nhảy vọt.

Đầu tư gần 1.500 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 50

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM được đề xuất làm chủ đầu tư dự án; theo hình thức đầu tư công. Với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng; dự án được thực hiện trong 4 năm, từ 2021 đến 2024. Trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương (687 tỷ đồng) và ngân sách TP HCM (812 tỷ đồng).

Dự án có điểm bắt đầu từ cầu Nhị Thiên ( quận 8) nối thẳng tới trung tâm huyện Cần Giuộc ( Long An) và điểm cuối tại Lộ Dừa (Tiền Giang). Tổng chiều dài tuyến khoảng 6,92 km bao gồm: Đoạn 1 dài 4,36km xây dựng mới đường song hành quốc lộ 50; đoạn 2 dài 2,56km mở rộng QL50 hiện hữu (không tính đoạn QL50 thuộc phạm vi dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành). Bên cạnh đó, dự án cũng xây dựng 2 cầu Bà Lớn và cầu Ông Thìn; xây dựng hệ thống cống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh; biển báo giao thông hoàn chỉnh theo cấp đường.

tp-ho-chi-minh-mo-rong-quoc-lo-50-27521
Việc mở rộng quốc lộ 50 có ý nghĩa vùng

Chắp cánh cho giao thương Đông Nam Bộ

Quốc lộ 50 cắt ngang qua 2 tuyến đường giao thông quan trọng nhất của khu vực phía Nam là cao tốc Bến Lức – Long Thành và đường Vành Đai 4. Chính vì vậy mà lượng phương tiện giao thông ở nơi đây ngày càng trở nên đông đúc; dẫn đến tình trạng ùn ứ. Việc đầu tư xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 cũng giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông; kéo giảm tai nạn giao thông, từng bước hoàn chỉnh và hoàn thiện mạng lưới giao thông .

Bên cạnh đó, dự án còn có vai trò quan trọng trong việc khơi dòng liên kết giao thông từ các tỉnh Tây Nam Bộ về TP. Hồ Chí Minh; là cầu nối gián tiếp cho các tỉnh miền Đông Nam Bộ như: Bình Dương; Đồng Nai,… đi đến các tỉnh miền Tây.

Dự án sẽ góp phần tăng cường năng lực khai thác tuyến đường giao thông kết nối TP. HCM và các tỉnh miền Tây; tăng cường kết nối cho tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành với các tuyến trục chính; vành đai của thành phố. Qua đó làm tăng hiệu suất vận chuyển hàng hóa từ thủ phủ công nghiệp Đông Nam Bộ.

Thúc đẩy bất động sản vùng và cả bất động sản Đông Nam Bộ

tp-ho-chi-minh-mo-rong-quoc-lo-50
Bất động sản Đông Nam Bộ cũng hưởng lợi

Thị trường bất động sản ở các vùng dọc theo quốc lộ 50 cũng sôi động theo. Với những ưu điểm về giao thương các vùng đất xung quanh quốc lộ 50 đã bắt đầu mọc lên những trung tâm thương mại, dịch vụ; các dự án đô thị lớn; các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp. Giải quyết được công việc cho hàng nghìn lao động địa phương và tỉnh phụ cận. Vì những lý do này thị trường bất động sản nổi lên là điều tất yếu.

Không chỉ bất động sản vùng mà bất động sản Đông Nam Bộ cũng được hưởng lợi từ dự án. Việc mở rộng Quốc lộ 50 cũng giúp các các tỉnh Đông Nam Bộ thu hút một lượng lớn lao động từ miền Tây lên làm việc. Đặc biệt là tỉnh công nghiệp hàng đầu miền Nam – Bình Dương.

Có hai lý do để nói như vậy: thứ nhất đường thông thoáng, dễ đi và nhanh hơn. Thứ hai, việc vận chuyển hàng hóa đến các tỉnh miền Tây dễ dàng sẽ giúp mở rộng thị trường; tăng khối lượng sản phẩm từ đó các nhà máy cần nhiều nhân lực hơn. Nhiều khu công nghiệp mới được hình thành và đa số doanh nghiệp sẽ chọn như địa phương đã có sẵn ưu thế công nghiệp như Bình Dương để đặt nền móng.

Với những ưu điểm của mình dự án mở rộng và nâng cấp quốc lộ 50 thúc đẩy kinh tế; bất động sản vùng phát triển và giúp thị trường bất động sản Đông Nam Bộ như “hổ mọc thêm cánh”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *