Năm 2020, đất nền tại khu vực nào sẽ “hút” dòng vốn đổ về?

Trong thời gian tới, đất nền tiếp tục được nhận định là phân khúc “hái ra tiền”, thu hút các nhà đầu tư. Thế nhưng, đất nền tại khu vực nào sẽ tạo tính thanh khoản, biên độ lợi nhuận cao,… lại là bài toán không hề đơn giản.

Tại Hội thảo “Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai: Những vấn đề bất cập và kiến nghị chính sách”, nhiều chuyên gia cho rằng: Đất nền là tài sản khan hiếm, người nhiều tiền có quyền mua để dành, đầu cơ chờ lên giá. Hay đất nền là tài sản khan hiếm như vàng và ngoại tệ,… Và câu chuyện được đặt ra đó là: Vì sao đất nền lại được quan tâm đến vậy? Và vì sao đất nền vẫn luôn là kênh đầu tư thu hút dòng vốn đổ về?

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực BĐS, so với đầu tư chung cư, các dòng sản phẩm nghỉ dưỡng, kênh đầu tư đất nền đang vượt trội hơn hẳn về 5 yếu tố: pháp lý, khả năng tăng giá mạnh, tỷ suất sinh lời đột biến, nguồn cung hạn chế và thanh khoản cao.

Bên cạnh đó, đất nền còn có ưu thế về chi phí vốn. Bởi dòng tiền mua đất nền thường có giá mềm hơn nhà phố và biệt thự. Trong khi so với các kênh đầu tư tài chính khác như: gửi tiết kiệm, vàng, chứng khoán thì đất nền vượt trội về tính ổn định, chống trượt giá cao và là kênh trú ẩn an toàn cho dòng tiền trung và dài hạn.

Mặc dù được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn, tuy nhiên các chuyên gia vẫn đưa ra cảnh báo cho kênh đầu tư này. Không phải loại đất nền nào cũng có thể có cơ hội tăng đột biến. Đất nền chỉ thật sự có giá trị và trở thành kênh đầu tư “chắc ăn” khi giữ vững được chuỗi giá trị sau chu kỳ tăng trưởng nếu hội tụ được các tiêu chí sau: nằm trong khu vực phát triển đô thị, hạ tầng giao thông đồng bộ, kinh tế vùng phát triển, quy hoạch bài bản, kinh tế tốt, nguồn dự án chưa nhiều, giá đất trước đó được kiểm soát tốt.

Lấy ví dụ từ thị trường BĐS Bình Dương để thấy phân khúc đất nền ven các thành phố lớn là ưu tiên hàng đầu cho các nhà đầu tư. Chỉ tính riêng năm 2019, thị trường BĐS Bình Dương phát triển sôi động với nguồn cung phong phú chiếm đến 77% nguồn cung mở bán. Dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, trong quý I/2020, Bình Dương vẫn là thị trường trọng điểm chiếm hơn 50% nguồn cung mới.

Lý giải cho hiện tượng này, CBRE nhận định, sức hấp dẫn của khu vực Bình Dương duy trì ở mức tích cực do hưởng lợi từ hạ tầng tỷ USD. Đối với hệ thống hạ tầng giao thông vận tải đường bộ, Bình Dương tập trung đầu tư kết nối vùng công nghiệp với đô thị trong tỉnh:

Đường có quy mô 8 làn xe dẫn vào Trung tâm hành chính tập trung của tỉnh;

Đường 7A có 6 làn xe, kết nối các khu công nghiệp, đô thị tại vùng Nam Bến Cát với đô thị Mỹ Phước;

Thiết lập hệ thống giao thông nông thôn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội;

Tăng cường sự thông suốt trong hệ thống giao thông quốc gia đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đặc biệt là tới vùng nguyên liệu,khu cụm công nghiệp chế biến, sản xuất và tiêu thụ;

Xây dựng cầu vượt tại Vòng xoay An Phú;

Xây dựng cầu vượt tại Ngã tư 550;

Tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn: nối các đô thị, khu công nghiệp phía Bắc với các đô thị, khu công nghiệp phía Nam của tỉnh, mở ra hành lang vận chuyển hàng hóa theo trục xương sống Bắc – Nam song hành với quốc lộ 13. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận cảng Thị Vải, sân bay Long Thành trong tương lai.

Song song đó là kết hợp phát triển giao thông “đối ngoại”, gắn kết đa chiều với các tỉnh thành trọng điểm về kinh tế:

Mở rộng Quốc lộ 13 từ 6 lên 8 làn xe

Đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch

Xây dựng cầu Thủ Biên: trục vành đai hướng Đông – Tây, kết nối các huyện phía Bắc Bình Dương với huyện Vĩnh Cửu – Đồng Nai

Cầu Phú Long

Đường vành đai 3, vành đai 4

Cầu Thới An trên tuyến vành đai 4 với quy mô 4 làn xe,

Tuyến đường ĐT 747, 746, ĐT 745,…

Tuyến Metro số 3B kéo dài từ Ngã 6 cộng hòa – Hiệp Bình Phước.

Đường Mười Muộn – Tân Thành với quy mô 6 làn xe,…

Những tuyến đường nêu trên vừa đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển công nghiệp nội tỉnh, vừa tăng cường gắn kết, mở rộng giao thương với những đô thị vệ tinh xung quanh, đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế và hoàn thiện diện mạo đô thị.

Quan sát từ thực tế, trong vài năm trở lại đây, khu vực Bến Cát – Bàu Bàng được xem là điểm hấp dẫn trên thị trường BĐS Bình Dương. Nhiều thông tin về quy hoạch, lợi thế hạ tầng tỷ USD, những đòn bẩy về tài chính, nhiều ngân hàng đưa ra gói kích cầu, đã khiến giới đầu tư đổ dồn sự quan tâm về đây.

Chia sẻ về sức hút của thị trường BĐS Bình Dương, công ty Hoàng Hưng Thịnh cho rằng “Khách hàng mua dự án Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương chủ yếu bằng nguồn vốn tự có, ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Họ mua xác địch găm đất đầu tư lâu dài chờ tăng giá”.

Anh X- nhà đầu tư dự án Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương, có khoảng hơn 2 tỷ tiền nhàn rỗi nhưng với mức tiền này rất khó để đầu tư chung cư tại Sài Gòn, đầu tư đất nền ven biển không bền vững nên anh tìm mua đất giá rẻ khu vực vùng ven Hồ Chí Minh, nơi đang chứng kiển sự thay đổi mạnh mẽ nhờ quy hoạch. “Đất nền không bao giờ mất giá, tôi đã định mua để đấy đầu tư dài hạn từ 3 – 5 năm. Trước mắt làm nhà vườn phục vụ nhu cầu dã ngoại cuối tuần của gia đình”, anh Minh khẳng định.

Khách hàng tham quan dự án Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương

Cũng giống như anh Minh, nhiều nhà đầu tư đã nhận thấy tiềm năng của thị trường BĐS Bình Dương, nhanh chóng chớp cơ hội mua làm tài sản tích luỹ và chờ tăng giá.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *