Vnexpress.net ” Nam Long Bình Dương phát triển dự án đất nền Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương

Phối cảnh dự án Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương

Công ty Nam Long Bình Dương- chủ đầu tư uy tín dự án Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương

25-06-2020| Reatimes.vn “Đâu là ưu thế vượt trội của Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương trong mắt các nhà đầu tư?”

25-06-2020| Sau đại dịch : Việt Nam đón đầu dòng vốn đầu tư

24-06-2020| Phá “băng BĐS 2020: từ kịch bản thị trường 2011-2013

Dự án Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương- cơ hội lớn cho nhà đầu tư hậu Covid-19– Công ty Nam Long Bình Dương

Dự án Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương quy hoạch trên tổng diện tích 16,78 ha, cung cấp đa dạng sản phẩm như đất nền thương phẩm, nhà ở liền kề, biệt thự, shophouse.

Theo đại diện Công ty CP Bất động sản Nam Long Bình Dương, địa ốc vẫn là lĩnh vực quan trọng và nhiều tiềm năng tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế nói chung chịu ảnh hưởng bởi Covid-19. Trong đó đất nền là một trong những kênh đầu tư an toàn, mang về lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư.

Bình Dương có vị trí thuận lợi khi tiếp giáp TP HCM, còn là trung tâm tài chính, công nghiệp lớn của khu vực Đông Nam Bộ. Đây cũng là địa phương phát triển  an sinh xã hội, việc làm giúp cư dân an cư lạc nghiệp, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có tốc độ đô thị hóa cao với 3 thành phố và 2 thị xã.

Vì vậy Công ty CP Bất động sản Nam Long Bình Dương đã đầu tư dự án khu nhà ở Nam Long 3 tại xã Long Nguyên, huyện Bầu Bàng, tỉnh Bình Dương, tên thương mại là Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương.

Vị trí của Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương kết nối liên vùng – công ty Nam Long Bình Dương

Từ dự án thuận tiện di chuyển đến TP Thủ Dầu Một, sân bay quốc tế Long Thành, TP HCM. Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương nằm trên tuyến Quốc lộ 13, kết nối với tuyến đường Hồ Chí Minh, Vành đai 4, đường 30/4, cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn, đường DC nối liền khu công nghiệp Minh Hưng Chơn Thành, dễ dàng đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

Trên tổng diện tích đất 16,78 ha, dự án bao gồm 908 sản phẩm với đa dạng loại hình như đất nền thương phẩm, nhà ở liền kề, biệt thự, shophouse. Nam Long Bình Dương đầu tư hệ thống an ninh 3 lớp, hệ thống phòng cháy chữa cháy trang bị đầy đủ, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, kiến tạo môi trường sống văn minh, hiện đại, tạo sự yên tâm cho cư dân.

“Dự án hội đủ các tiện ích nội và ngoại khu như trường học các cấp, bệnh viện, công viên, hồ cảnh quan, trung tâm thương mại, hệ thống chợ, đáp ứng các nhu cầu cần thiết, tạo môi trường sống cũng như kinh doanh cho dân cư”, đại diện Nam Long Bình Dương chia sẻ.

Dự án Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương hoàn thiện hạ tầng.
Dự án Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương hoàn thiện hạ tầng

Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương- pháp lý minh bạch- hạ tầng hoàn thiện– công ty Nam Long Bình Dương

Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương sở hữu pháp lý đầy đủ, minh bạch, hạ tầng hoàn thiện hiện đại, có sổ đỏ riêng từng nền. Dự án đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương kiểm tra hệ thống hạ tầng, đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền trên đất.

Khu nhà ở Nam Long 3 đã đầu tư các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành nghĩa vụ tài chính, đã được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất… Hiện tại dự án Hưng Thịnh Golden do Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Địa ốc Hoàng Hưng Thịnh làm đơn vị phân phối độc quyền.

“Với những tiện ích hiện đại và cơ sở pháp lý rõ ràng, dự án Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương mang đến cơ hội lớn đầu tư lớn cho khách hàng”,  đại diện Nam Long Bình Dương nhấn mạnh.

Anh Dũng

Đọc tiếp “Vnexpress.net ” Nam Long Bình Dương phát triển dự án đất nền Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương”

Bình Dương quy hoạch thêm 15 KCN tổng diện tích hơn 10.000 ha

Bình Dương hiện có 29 khu công nghiệp với tổng diện tích 12.600 ha, tỉnh này đang quy hoạch thêm 15 KCN quy mô 10.200 ha.

Trong buổi làm việc mới đây với Tập đoàn Sunwah (Trung Quốc), Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cho biết, tỉnh này có vị trí chiến lược gần cảng biển, sân bay; là trung tâm logistics của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là thủ phủ công nghiệp của cả nước.

Bình Dương hiện có 29 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 12.600 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 91%. Ông Lợi cho biết tỉnh đang quy hoạch thêm 15 KCN với tổng diện tích 10.200 ha, sẽ đáp ứng được yêu cầu thu hút, bố trí các dự án đầu tư. 

Ông Lợi thông tin thêm, Becamex IDC có quan hệ hợp tác với Tập đoàn Sunwah và mong muốn hai bên sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ ttrong tương lai. 

Theo quy hoạch sử dụng đất KCN thời kỳ 2021 – 2030 và kế hoạch sử dụng đất KCN năm 2022, đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 46 KCN với tổng diện tích 24.338 ha. Theo đó, tỉnh sẽ thành lập mới 15 KCN với tổng diện tích (không bao gồm phân khu đô thị trong KCN – đô thị – dịch vụ) là 10.042 ha, tiếp tục thực hiện 31 KCN theo Công văn số 173/TTg.

Gia đoạn 2021 – 2030, Bình Dương cho biết sẽ ưu tiên đầu tư 18 dự án KCN với diện tích đất cần thực hiện là 6.573 ha. Như vậy, đến năm 2030, tổng diện tích đất công nghiệp dự kiến cần để thực hiện các dự án phát triển KCN là 16.609 ha, tăng 1.619 ha; tổng diện tích đất của 2 dự án KCN chuyển tiếp và 9 dự án KCN quy hoạch mới còn lại sẽ được thực hiện sau năm 2030 là 3.901 ha.

Tầm nhìn đến năm 2050 (thời kỳ 2031 – 2050), còn 3.901 ha đất chưa đầu tư hạ tầng của các KCN từ thời kỳ trước chuyển sang, trong thời kỳ này dự kiến tăng thêm 5 KCN mới với tổng diện tích khoảng 3.827 ha.

Thủ tướng chỉ đạo thẩm định dứt điểm cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành hơn 25.000 tỉ đồng do Vingroup – Techcombank đề xuất

Cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) là đoạn đầu tiên của tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Tây được triển khai xây dựng theo phương thức PPP và do liên danh Tập đoàn Vingroup – Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đề xuất.

Tại nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2023, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tổ chức thẩm định dứt điểm trước ngày 20/9/2023 về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao tốc triển khai theo phương thức PPP Gia Nghĩa – Chơn Thành.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ cũng có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc trình Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa – Chơn Thành.

Cụ thể, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 331, trong đó lưu ý khẩn trương tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa – Chơn Thành và đăng ký nội dung trình Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án này tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV.

Liên quan đến dự án này, cuối tháng 7 vừa qua, UBND tỉnh Bình Phước đã có tờ trình gửi Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây, đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức PPP.

Theo tờ trình của UBND tỉnh Bình Phước, dự án Gia Nghĩa – Chơn Thành có điểm đầu giao với Quốc lộ 14 hiện hữu tại Km1915-900 thuộc tỉnh Đắk Nông; điểm cuối tại khu vực thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

Tổng chiều dài toàn tuyến của dự án là 128,8km, trong đó chiều dài tuyến cao tốc là 126,8km và 2 km tuyến kết nối từ nút giao cuối tuyến với cao tốc Tp.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa.

Trong tờ trình, UBND tỉnh Bình Phước đề xuất phân kỳ đầu tư giai đoạn I dự án với quy mô 4 làn xe cao tốc hoàn chỉnh, chiều rộng mặt đường 24,75m, riêng đoạn qua Tp.Đồng Xoài, Bình Phước có chiều rộng mặt đường 25,5m. Dù vậy, dự án vẫn thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô quy hoạch với 6 làn xe hoàn chỉnh theo quy hoạch.

Theo tính toán của UBND tỉnh Bình Phước, cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành có tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 25.540 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng 4.640 tỷ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị khoảng 16.608 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác 996 tỷ đồng; chi phí dự phòng 2.484 tỷ đồng…

Trước đó, vào đầu tháng 5/2022, liên danh Vingroup – Techcombank đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Đắk Nông và Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thực hiện dự án đầu tư tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) theo hình thức PPP.

Theo đó, liên danh Vingroup – Techcombank đề xuất bỏ chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không được phê duyệt, liên danh này cam kết chịu mọi chi phí liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư công trình.

Đến cuối tháng 5/2022, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản chấp thuận giao liên danh Vingroup – Techcombank chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức PPP.

Tháng 10 năm 2022, liên danh Vingroup – Techcombank khẳng định tổng số vốn dự kiến tối đa mà nhà đầu tư có thể thu xếp tham gia vào dự án là 16.000 tỷ đồng.

Đối với số vốn còn lại, liên danh Vingroup – Techcombank đề nghị UBND 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước báo cáo Thủ tướng xem xét hỗ trợ bổ sung thêm từ nguồn vốn ngân sách của địa phương hoặc trung ương để đảm bảo tổng mức đầu tư thực hiện dự án.

Nhật Bản rót hơn 760 triệu USD đầu tư dự án tại Long An

TPO – Ngày 28/7, UBND tỉnh Long An tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư Nhật Bản năm 2023 với chủ đề “Long An – Hội nhập và phát triển”, đánh dấu 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Lãnh đạo tỉnh Long An cho biết đến nay có 138 dự án đến từ các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại địa phương với vốn đầu tư hơn 760 triệu USD. 

Tham dự hội nghị có Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Được; Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Út cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương tỉnh.

Về phía Nhật Bản, tham dự hội nghị có ông Ono Masuo – Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM; Thống đốc tỉnh Ibaraki ông Oigawa Kazuhiko; Phó Chủ tịch HĐND TP Okayama Morita Takushi cùng đại diện nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản

Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM ông Ono Masuo

Tại hội nghị, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM Ono Masuo cho rằng, tỉnh Long An là địa phương có vị trí quan trọng khi kết nối với TP.HCM, đồng thời là trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Long An không chỉ có tài nguyên nông nghiệp phong phú, có sản lượng hàng đầu cả nước mà còn phát triển mạnh sản xuất công nghiệp. Theo ông Ono Masuo đây là địa phương có số lượng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều nhất trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

“Tôi hy vọng tỉnh sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ để góp phần đưa thêm nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đến với Long An”- Ono Masuo nói.

Ông Trương Văn Liếp – Quyền Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An – giới thiệu đến cộng đồng các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản môi trường đầu tư, những lợi thế, tiềm năng cùng các chính sách ưu đãi khi các doanh nghiệp đến đầu tư tại địa phương.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Long An, đến nay, toàn tỉnh có 138 dự án đến từ các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động với vốn đầu tư khoảng hơn 760 triệu USD. Các dự án của Nhật Bản tại Long An không ngừng mở rộng quy mô và tăng vốn đầu tư cho thấy các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn đặt niềm tin vào môi trường đầu tư tại đây.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An Nguyễn Văn Được.

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Được khẳng định tỉnh luôn chia sẻ và cùng đồng hành với thông điệp “khó khăn của doanh nghiệp cũng là khó khăn của tỉnh’’.

“Chính quyền tỉnh Long An sẽ luôn tiếp thu các ý kiến phản hồi, cùng đối thoại để hoàn thiện hơn nữa năng lực và hệ thống quản lý đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nói chung, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng” – ông Được chia sẻ và thêm rằng, Long An mong muốn và đặt hàng doanh nghiệp Nhật Bản đồng hành với tỉnh trong đào tạo lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu lao động cho doanh nghiệp khi đến với Long An. Ngoài ra, tỉnh cũng sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi đến đầu tư tại đây

Thông qua sự kiện này, lãnh đạo tỉnh Long An mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện với các đối tác Nhật Bản về xây dựng thành phố thông minh, chính quyền điện tử, phát triển nguồn nhân lực, thị trường lao động, tiếp nhận thêm các dự án viện trợ ODA sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản trong các lĩnh vực như quản lý hành chính công; quản lý nguồn nước; y tế, giáo dục và đào tạo; giao thông và cơ sở hạ tầng đô thị. Tỉnh Long An mong muốn sẽ kết nối, hỗ trợ các đối tác Nhật Bản đến khảo sát, triển khai các hoạt động hợp tác đầu tư vào tỉnh nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 là tỉnh có công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, đô thị, dịch vụ của vùng và cả nước.

TX.Bến Cát: Khánh thành và khởi công các công trình

(BDO) Sáng 29-8, TX.Bến Cát tổ chức khánh thành công trình nâng cấp, mở rộng đường từ Kho bạc Bến Cát đến Cầu Quan và khởi công công trình xây dựng Cầu Đò mới qua sông Thị Tính, hạng mục đường nối vào cầu. Tham dự buổi lễ có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; lãnh đạo TX.Bến Cát và nguyên lãnh đạo tỉnh, thị xã qua các thời kỳ.

Các đại biểu cắt băng khánh thành công trình nâng cấp, mở rộng đường từ Kho bạc Bến Cát đến Cầu Quan

Công trình nâng cấp, mở rộng đường từ Kho bạc Bến Cát đến Cầu Quan bao gồm hạng mục đường và cầu. Trong đó, tổng chiều dài tuyến đường 918m, bề rộng mặt đường 18m, vỉa hè mỗi bên rộng từ 3m đến 3,5m; tổng chiều dài cầu 52m, rộng 10m; lưới điện trung hạ thế được ngầm hóa; hệ thống chiếu sáng và cây xanh hoàn chỉnh. Đến nay, công trình đã thi công hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.

Công trình nâng cấp, mở rộng đường từ Kho bạc Bến Cát đến Cầu Quan

Công trình xây dựng Cầu Đò mới qua sông Thị Tính bao gồm 2 hạng mục chính: hạng mục cầu với chiều dài hơn 165m, rộng 20m, thiết kế 4 làn xe, đã được thi công hoàn thành; hạng mục đường nối vào cầu với tổng chiều dài tuyến 590m, rộng 25m. Dự kiến thi công hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2024.