TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương… sẽ cùng mở cửa ra sao? Hoạt động nào được phép, hoạt động nào tạm dừng?

Show all

TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương… sẽ cùng mở cửa ra sao? Hoạt động nào được phép, hoạt động nào tạm dừng?

TS Trương Minh Huy Vũ (ĐH Quốc gia TP.HCM) nhận định: Bên cạnh việc TP.HCM cần lên các phương án và lộ trình để có thể mở cửa trở lại thì liên kết giữa TP. HCM với các tỉnh xung quanh như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu cũng rất quan trọng.

Khả năng mở cửa trở lại của TP.HCM có thể được hình dung như thế nào?

Dựa trên đánh giá các chỉ số về vaccine, dịch tễ và hệ thống điều trị của TP.HCM cũng như thí điểm tại một số địa phương (như quận 7, huyện Cần Giờ), Ông Huy Vũ cho rằng TP. HCM dù mở ở các mức độ nào thì cũng cần thiết phân năm cụm địa lý để kiểm soát:

  1. Huyện Cần Giờ;
  2. Khu Nam gồm quận 7 và huyện Nhà Bè;
  3. Khu Tây Bắc gồm huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn;
  4. Khu Đông tại TP Thủ Đức thì chọn ra một số khu vực đủ điều kiện. Ví dụ như khu Thủ Thiêm; khu vực xung quanh Khu công nghệ cao;
  5. Khu trung tâm thì có ba quận là quận 5, quận 11 và quận Phú Nhuận có thể cân nhắc đạt cấp 3.

Với các khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao:

  • Nếu nằm trong quận, huyện ở cấp độ 3 thì có thể được hoạt động mà không cần “ba tại chỗ”. 
  • Nếu nằm ở khu vực chưa đạt cấp độ 3 thì xem xét phương án cần đảm bảo ít nhất 80% người lao động tại cơ sở tiêm đủ liều vaccine.

Lộ trình này nhắm tới mục tiêu vừa an toàn y tế vừa phục hồi sản xuất. TP. HCM cũng cần đẩy mạnh tiêm vaccine cho người từ 50 tuổi trở lên ở các quận, huyện sắp đạt chỉ tiêu ở cấp độ 3. Song song đó, rà soát hệ thống chữa trị cấp cơ sở để sẵn sàng cho trường hợp sau mở cửa, số ca nhiễm tăng (nhanh) trở lại.

TP-HCM-mo-cua-nhu-the-nao

Các phương tiện di chuyển phải khai báo y tế

TP.HCM mở cửa trở lại – tăng cường liên kết vùng

Dựa vào số liệu thống kê tình hình dịch bệnh và năng lực hệ thống y tế; tình hình tiêm chủng vaccine thì có thể thấy rằng TP. HCM và đa số tỉnh, thành xung quanh có thể cơ bản kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9-2021. Các địa phương này phải liên kết để kiểm soát dịch hiệu quả và bền vững. Đó là “bàn đạp” để TP. HCM mở rộng quy mô liên kết vùng sang khu vực ĐBSCL, khu vực Đông Nam bộ.

Về chuỗi liên kết vùng, TP.HCM có thể mở cửa lưu thông hàng hóa với ba tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình Dương. Vì tỉ lệ phủ vaccine mũi 1 ở các tỉnh này đã đảm bảo. Riêng với Tây Ninh và Bà Rịa-Vũng Tàu thì cần cân nhắc các quy định đi kèm. Bởi tỉ lệ tiêm vaccine (ở nhóm người từ 50 tuổi trở lên) ở những tỉnh này còn rất thấp. Nếu để các tỉnh này bùng dịch thì hệ thống y tế của họ có thể sẽ quá tải và khả năng tử vong cao.

Một số lưu ý  từ 00 giờ, ngày 01 tháng 10 năm 2021

Tiếp tục duy trì 12 chốt kiểm soát ra/vào Thành phố và 39 chốt tại địa bàn các cửa ngõ giáp ranh với các tỉnh. Tại các chốt kiểm soát tiếp tục kiểm tra phương tiện, người tham gia lưu thông bằng mã QR và các công cụ nhận diện của từng ngành, lĩnh vực. Thẻ Xanh COVID là một trong những điều kiện được phép tham gia lưu thông.

Cho phép thực hiện các hoạt động

  • Đối với cá nhân người có Thẻ Xanh COVID được phép tham gia các hoạt động với điều kiện đảm bảo chấp hành toàn bộ quy định an toàn phòng, chống dịch của ngành y tế.
  • Cho phép hoạt động các chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức; chợ truyền thống.
  • Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang đi.
  • Dịch vụ giao hàng, vận tải, logistic, dịch vụ giao hàng của hệ thống phân phối; 
  • Dịch vụ tài chính: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm , kho bạc; 
  • Cửa hàng xăng dầu, gas, hóa chất.
  • Bưu chính, viễn thông; nhà xuất bản, cơ sở in, doanh nghiệp lịch; điện lực; thiết bị tin học văn phòng, thiết bị, dụng cụ học tập;…
TP-HCM-mo-cua-nhu-the-nao

Các hàng quán chỉ được bán mang về

  • Dịch vụ công ích; dịch vụ tiện ích công như: cấp thoát nước, công viên, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải,…; dịch vụ vệ sinh môi trường, hoạt động tang lễ;
  • Dịch vụ bổ trợ tư pháp.
  • Hoạt động trong ngành nông nghiệp; Dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp; Thú y.
  • Hoạt động của văn phòng đại diện; chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Thành phố.
  • Hoạt động thẩm mỹ thực hiện tại các cơ sở như bệnh viện, phòng khám đa khoa, chuyên khoa.
  • Hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động xây dựng; thu giá dịch vụ đường bộ tại các trạm BOT do TP.HCM quản lý,…
  • Hoạt động tập luyện thể dục, thể thao
  • Hoạt động giáo dục – giáo dục nghề nghiệp:
  • Tiếp tục triển khai hoạt động dạy và học trên môi trường internet, qua truyền hình trong học kỳ 1 năm học 2021 – 2022.

Tiếp tục tạm dừng các hoạt động

TP-HCM-mo-cua-nhu-the-nao

Các hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao chưa được phép hoạt động

  • Vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy. Trừ các trường hợp được cho phép.
  • Kinh doanh có khả năng lây nhiễm cao gồm: quán bar, massage, dịch vụ làm đẹp (trừ làm tóc), dịch vụ ăn uống tại chỗ (trừ trường hợp các địa điểm được cơ quan có thẩm quyền cho phép), trung tâm thương mại (trừ hệ thống siêu thị đặt trong trung tâm thương mại). 
  • Hoạt động tại các khu vui chơi giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao nơi công cộng (trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép), thư viện, bảo tàng, rạp chiếu phim, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử, triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh.
  • Hoạt động tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn Thành phố trừ các trường hợp được cho phép hoạt động quy định tại Mục 4 của Chỉ thị này.

Đây là một tín hiệu đáng mừng là thời gian qua, có thể thấy TP.HCM đã khởi động nhiều kế hoạch; dự án liên quan đến việc xây dựng kho dữ liệu dùng chung; chương trình chuyển đổi số, kinh tế số… Đồng thời người dân thực hiện nghiêm 5K và khai báo di chuyển hàng ngày để chung tay cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Nổi Bật
0888 69 7779