Triển vọng bất động sản sẽ tươi sáng hơn từ quý III/2023

Cùng với việc Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ lãi suất và các động thái gỡ vướng pháp lý, nhiều nhà đầu tư đã quay lại thị trường bất động sản và một phần trong hàng nghìn dự án đang vướng pháp lý được giải quyết, khơi thông. 

Bất động sản đã ảnh hưởng tới các ngành khác như thế nào?

Thời gian qua, việc thắt chặt tiền tệ cùng những vướng mắc về pháp lý đã làm suy giảm dòng tiền và gây đình trệ cho thị trường bất động sản. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến 40 ngành nghề khác như vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, nội thất, lao động.

Ngay từ những tháng đầu năm 2023, Chính phủ đã tích cực triển khai rất nhiều các giải pháp giúp bình ổn kinh tế như thúc đẩy đầu tư công; ban hành các gói hỗ trợ, phục hồi và phát triển kinh tế; nới lỏng dần chính sách tiền tệ; khuyến khích ngân hàng hạ lãi suất cho vay; thúc đẩy các Bộ, ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản.

Các điểm nghẽn pháp lý đã và đang được các cấp chính quyền tích cực giải quyết, nhiều dự án tiếp tục được triển khai, nguồn cung tập trung nhiều hơn vào nhu cầu thật… Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước liên tiếp có các đợt điều chỉnh giảm lãi suất điều hành để hỗ trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Nhờ vậy, doanh nghiệp bất động sản có thêm nguồn vốn để đẩy nhanh triển khai dự án, tăng nguồn cung cho thị trường. Những động thái này đang thắp lại niềm tin đối với người dân có nhu cầu mua bất động sản.

hoang-hung-phát

Tín dụng và trái phiếu được chú ý hơn

Ông Troy Griffiths – Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam – nhận định, những chính sách này được kỳ vọng sẽ tác động tích cực tới thị trường, tuy nhiên thị trường cần thời gian để thẩm thấu. Triển vọng tươi sáng hơn được kỳ vọng sẽ bắt đầu từ quý III/2023.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam – cho rằng, hàng loạt những động thái của Chính phủ đã tháo gỡ ba vấn đề lớn nhất của thị trường bất động sản. Đó là vốn, trái phiếu doanh nghiệp và điểm nghẽn pháp lý.

Trong đó, điểm nghẽn về tín dụng và trái phiếu đã có những văn bản có giá trị. Mặc dù tác động của những văn bản này mang lại chưa nhiều, nhưng thị trường bắt đầu ghi nhận những hiệu quả nhất định.

Đối với điểm nghẽn lớn nhất là pháp lý thì các bộ, ngành cũng đang rất khẩn trương vào cuộc để tháo gỡ. Gần đây, Thủ tướng ký phê duyệt Nghị định 10. Đây là văn bản đầu tiên, đã tác động trực diện vào những điểm nghẽn về pháp lý, giải quyết các khó khăn, điểm nghẽn của phân khúc bất động sản, du lịch, nghỉ dưỡng.

Điểm nghẽn bất động sản trong đầu quý III sẽ được tháo gỡ

Bên cạnh đó, thời gian tới sẽ có khá nhiều các văn bản có tính quyết định đến việc tháo gỡ những điểm nghẽn về pháp lý, tạo động lực cho các chính quyền địa phương có cơ sở, điều kiện để phê duyệt các dự án, nhất là những dự án đã gần hoàn thành nhưng vẫn đang chờ các quy định. Khi đó, thị trường có thể sẽ đón nhận các nguồn vốn mới.

“Có thể chưa hoàn toàn, nhưng phần lớn những điểm nghẽn, khó khăn của thị trường bất động sản trong đầu quý III sẽ được tháo gỡ.

Một phần trong hàng nghìn dự án đang vướng pháp lý sẽ được giải quyết, khơi thông. Tôi hy vọng, thị trường sẽ đón nhận những tín hiệu tích cực hơn vào khoảng đầu quý III năm nay”, ông Đính nói.

Còn TS Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh – nhận định, muốn khôi phục được niềm tin cũng như sự tăng trưởng của thị trường bất động sản, trong điều hành chính sách, phải luôn luôn gắn bất động sản với ổn định kinh tế vĩ mô và sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *