Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong năm 2022? Cơ hội nào cho bất động sản?

Show all

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong năm 2022? Cơ hội nào cho bất động sản?

Sau đợt dịch Covid -19 trì hoãn nền kinh tế nước ta 4 tháng thì các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có nhận định gì? Cơ hội nào cho thị trường bất động sản Việt Nam?

Còn gặp nhiều khó khăn trong nửa đầu năm 2021

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, việc triển khai chương trình xúc tiến đầu tư 6 tháng đầu năm 2021 còn một số khó khăn, vướng mắc. Có thể kể đến như do chính sách phòng, chống dịch; điều kiện nhập cảnh cách ly y tế của Việt Nam và các nước. Điều này đã dẫn đến nhiều hoạt động khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư tiếp tục bị trì hoãn.

Đồng thời, việc hỗ trợ trực tuyến cho hoạt động đầu tư kinh doanh còn chậm trễ. Công tác chuyển đổi hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công; xúc tiến đầu tư trên nền tảng số chưa theo kịp xu thế chung.

Cùng với đó, việc đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư chưa được giải quyết kịp thời, hiệu quả. Xúc tiến đầu tư còn thiếu sự chủ động; chưa có chuyển biến nhanh và mạnh mẽ để thích ứng với tình hình mới.

Chưa hết, công tác trao đổi, kết nối với cộng đồng doanh nghiệp giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương còn hạn chế.

dau-tu-nuoc-ngoai-tai-viet-nam

Đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam?

Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có nhiều tín hiệu cho thấy sự lạc quan, tin tưởng về khả năng phục hồi phát triển kinh tế – xã hội mạnh mẽ của Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời, khẳng định Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến đầu tư an toàn; hấp dẫn và tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo khảo sát của các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài cho thấy phần lớn các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Châu Âu đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong ứng phó với dịch bệnh; cam kết tiếp tục đầu tư, kinh doanh lâu dài.

Con số cụ thể như sau:

– Doanh nghiệp Châu Âu có 67% đánh giá tính cực về triển vọng môi trường kinh doanh Việt Nam.

– Doanh nghiệp Nhật Bản bày tỏ sự lạc quan vào khả năng kinh tế Việt Nam phục hồi sớm; 47% có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

– Doanh nghiệp Hàn Quốc đều có kế hoạch đầu tư mới tại Việt Nam. Trong đó, có 61,9% cam kết mở rộng đầu tư.

– Phần lớn doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc ứng phó với dịch bệnh; tin tưởng Việt Nam sẽ sớm khống chế dịch bệnh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư lưu ý gì về chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng; cải cách hành chính, nâng cao chỉ số PCI của địa phương; tăng cường liên kết giữa các Bộ ngành; giữa Bộ ngành với các địa phương trong thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư.

Chưa hết, các hoạt động xúc tiến đầu tư cần đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và mang tính liên kết vùng; gắn kết với chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, các hoạt động xúc tiến đầu tư của các Bộ, ngành trung ương. Trong điều kiện ngân sách hạn chế, các địa phương cần tranh thủ các nguồn kinh phí xã hội hóa để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động xúc tiến đầu tư ở trong nước và nước ngoài.

dau-tu-nuoc-ngoai-tai-viet-nam

TP.HCM: Khai thác quỹ đất hàng trăm hecta dọc các trục giao thông

Ghi nhận dọc hai bên tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), nhiều khu đất trong diện quy hoạch của TP.HCM rộng từ hàng nghìn mét vuông đến hàng trăm héc ta. Đơn cử như Nhà máy Xi măng Hà Tiên cũ, Cảng Trường Thọ cũ; khu vực ga Thảo Điền, An Phú… (đều nằm tại TP. Thủ Đức) được xem là những khu đất “vàng” để thành phố quy hoạch, chỉnh trang, xây dựng đô thị. 

Tương tự, quỹ đất dọc theo tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương); nút giao thông đường Mai Chí Thọ – cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây; ven sông Sài Gòn…, cũng được thành phố chấp thuận danh mục, ghi vốn và đưa ra đồ án quy hoạch.

Đề xuất khai thác hiệu quả tránh lãng phí, thu hút đầu tư

Sở Quy hoạch và Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh thông tin, trên địa bàn thành phố hiện có 34 khu vực được đề xuất lập đồ án thiết kế đô thị riêng, tỷ lệ 1/500. Trong đó, 9 đồ án đã được chấp thuận danh mục, ghi vốn và đang thực hiện; 10 đồ án đã được chấp thuận danh mục nhưng chưa được ghi vốn để triển khai thực hiện; 15 đồ án mới được UBND thành phố chấp thuận chủ trương.

Trưởng phòng Quản lý quy hoạch khu trung tâm (Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP. HCM) Lương Thu Anh cho hay, thành phố sẽ quy hoạch các khu đất trong bán kính 500-800m xung quanh các nhà ga. Đất trong diện quy hoạch của TP.HCM cụ thể là nhà ga dọc tuyến metro số 1, số 2; các tuyến cao tốc, vành đai, dọc sông Sài Gòn… Nhằm đấu giá công khai, tạo nguồn thu bổ sung ngân sách thành phố và tái đầu tư cho các dự án khác.

Nếu được quy hoạch tốt, sử dụng hiệu quả sẽ nâng tầm TP. Thủ Đức nói riêng và TP. HCM nói chung thành đô thị với hạ tầng đồng bộ; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việc làm này đồng thời giúp cho TP. HCM tạo thêm sự tin tưởng của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thị trường bất động sản Việt Nam cũng được hưởng lợi

Nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hiện nay nhà nước ta đang thúc đẩy nhanh nhiều tuyến giao thông quan trọng như:Cầu Thủ Thiêm 2; siêu sân bay Long Thành; cao tốc TP. HCM – Mộc Bài; cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành,…

Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng ở lại Việt Nam sẽ giúp các KCN hoạt động lại và mở rộng hơn. Thu hút nhiều công nhân, kỹ sư, chuyên gia đổ về.  

Chính những điều này đã làm bước đệm vững chắc cho thị trường bất động sản Việt Nam. Qua đó khởi động lại các thị trường tiềm năng như Bình Dương, Long An, Đồng Nai,… Theo đánh giá, phân khúc đất nền dự án và căn hộ sẽ sôi động và trở lại sớm nhất. Đặc biệt là những dự án có pháp lý rõ ràng và hạ tầng hoàn thiện.

Các bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Nổi Bật
0888 69 7779