Vì sao dự đoán giá đất TP. HCM sẽ không tăng trong năm 2022?

Show all

Vì sao dự đoán giá đất TP. HCM sẽ không tăng trong năm 2022?

Thứ ba, 30/11/2021  |  12:00  |  Tin tức, Tin thị trường

Mới đây Liên Sở Tài chính – Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM, đề xuất không tăng hệ số điều chỉnh giá đất nhằm giữ giá đất TP. HCM không bị đột biến.

Đề xuất không tăng giá đất TP HCM trong năm 2022

Liên Sở Tài chính – Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM vừa có tờ trình về Dự thảo Quyết định Quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 trên địa bàn thành phố. Trong đó, đơn vị này đề xuất UBND TP. HCM giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất như năm 2021.

Theo nội dung tờ trình, phương pháp định giá đất TP. HCM phải phù hợp thị trường. Tuy nhiên, nếu điều chỉnh hệ số điều chỉnh giá đất quá cao (theo giá thị trường) sẽ tạo đột biến; gây khó khăn cho người sử dụng đất và an sinh xã hội.

Trong khi đó, dịch COVID-19 đã tác động lớn đến kinh tế – xã hội của TP. HCM và ảnh hưởng trực tiếp các doanh nghiệp; hộ gia đình; cá nhân sử dụng đất. Việc điều chỉnh tăng cục bộ một số khu vực sẽ dẫn đến so bì; khiếu nại từ người sử dụng.

Hệ số điều chỉnh giá đất sẽ giữ nguyên hoặc tăng 0,5%

Trong quá trình lấy ý kiến về nội dung này trước đó, liên Sở Tài chính – Sở Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra hai phương án: Giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất như năm 2021 hoặc tăng 0,5%. 

Hầu hết đơn vị liên quan đồng tình với phương án 1. Vậy nên, liên Sở Tài chính – Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị TP. HCM chọn phương án giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất cho năm 2022. Nếu nội dung này được thông qua, đây là năm thứ 4 TP. HCM không thay đổi hệ số điều chỉnh giá đất.

gia-dat-tp-hcm-nam-2022-ra-sao

Đề xuất thay đổi hệ số điều chỉnh giá đất tại TP. HCM là một trong những cách giúp tháo gỡ khó khăn

Đề nghị tăng hệ số điều chỉnh giá đất vùng ven TP. HCM

Riêng Cục thuế TP. HCM đề xuất điều chỉnh tăng hệ số điều chỉnh giá đất tại một số khu vực vùng ngoại ô. Đó là những nơi có tình hình giao dịch, mua bán, chuyển nhượng bất động sản sôi động. Tuy nhiên, giá đất còn thấp so với mặt bằng chung của giá đất TP. HCM. Cụ thể là Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè, Hóc Môn, Cần Giờ. 

Theo liên sở, hệ số điều chỉnh giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành được dùng để tính giá đất. Hệ số này sẽ thay đổi hàng năm để phù hợp điều kiện phát triển của từng địa phương. 

Người được công nhận quyền sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụng ngoài hạn mức phải đóng tiền theo hệ số điều chỉnh hàng năm. Cơ quan thuế là đơn vị trực tiếp xác định thu tiền sử dụng đất; tiền thuê đất trên địa bàn nên đề xuất của Cục thuế sẽ xin ý kiến của TP.

Giá đất TP. HCM được chia làm 5 phân khu

TP. HCM phân làm 5 khu vực để áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất.

– Khu vực một là quận 1, 3, 4, 5, 10, 11, Tân Bình, Phú Nhuận.

– Khu vực hai gồm TP. Thủ Đức, quận 6, 7, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú. 

– Quận 8, 12, Bình Tân là khu vực 3.

– Khu vực bốn gồm huyện Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè, Hóc Môn.

– Cuối cùng huyện Cần Giờ được xếp vào khu vực năm.

Hệ số điều chỉnh giá đất năm 2021 ở TP. HCM cao nhất là 2,5 lần so với bảng giá đất UBND Thành phố ban hành ở khu vực một. Hệ số thấp nhất là 1,5 lần ở khu vực năm. Đất của hộ gia đình, cá nhân có hệ số 1,5 lần cho tất cả khu vực.

Hệ số điều chỉnh giá đất ở TP. HCM được đánh giá là thấp hơn nhiều so với thị trường. Đơn cử, theo bảng giá đất giai đoạn 2020-2025 được TP. HCM ban hành, giá đất đường Đồng Khởi, Hàm Nghi, Lê Lợi (quận 1) là 162 triệu đồng/ m2. Mức này nhân 2,5 lần (hệ số khu vực một), giá đất ở ba tuyến đường hơn 400 triệu đồng mỗi m2. Trong khi giá thị trường hiện khoảng 800 triệu đồng/m2.

gia-dat-tp-hcm-nam-2022-ra-sao

Giá đất ở các huyện vùng ven vẫn chưa tương cứng với giá trị thực

Xử lý với hơn 11.000 nhà, đất tái định cư TP. HCM chưa sử dụng

Theo báo cáo của UBND TP. HCM hiện nay nhà ở, đất ở phục vụ tái định cư trên địa bàn hiện có 11.370 nhà, đất. Trong đó có 9.173 căn hộ và 2.197 nền đất chưa sử dụng tại 161 dự án.

Theo đó, UBND TP đưa ra 3 hướng giải quyết đối với số lượng nhà, đất tái định cư TP. HCM như sau: 

Thứ nhất, phân bổ cho quận, huyện để phục vụ tái định cư cho các dự án chỉnh trang đô thị, công ích. Tổng cộng là 3.426 căn hộ và nền đất. Trong đó là 2.396 căn và 1.030 nền.

Thứ hai, bán đấu giá 5.063 căn hộ và nền đất (5.022 căn và 41 nền đất).

Thứ ba, dự phòng 2.881 căn hộ và nền đất (1.755 căn và 1.126 nền) để phục vụ di dời các trường hợp khẩn cấp, bất khả kháng. Tiêu biểu như cháy nổ, sạt lở bờ sông, kênh rạch; di dời người dân sống trong các chung cư hư hỏng nặng, nguy hiểm, có nguy cơ sụp đổ; các dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng cần thiết theo quy định.

gia-dat-tp-hcm-nam-2022-ra-sao

5 khu vực bất động sản của TP. HCM

 Xử lý dứt điểm việc thanh quyết toán nguồn vốn 

Bên cạnh việc đề ra chủ trương xử lý nhà, đất tái định cư chưa sử dụng, UBND TP. HCM cũng đề xuất xử lý dứt điểm việc thanh quyết toán nguồn vốn đối với quỹ nhà ở, đất ở tái định cư. Theo đó, về nguyên tắc, quỹ nhà ở, đất ở tái định cư bố trí cho dự án nào thì thực hiện quyết toán cho dự án đó. Do đó, chủ đầu tư dự án có sử dụng quỹ nhà ở, đất ở tái định cư lập hồ sơ quyết toán dự án theo quy định trình cấp thẩm quyền thẩm tra phê duyệt.

Trường hợp chủ đầu tư mua thông qua Ban bồi thường giải phóng mặt bằng các quận, huyện để bố trí cho các hộ dân thì các chủ đầu tư; các hộ dân nộp tiền cho Trung tâm Quản lý nhà và giám định xây dựng. Những trung tâm này phải thuộc Sở Xây dựng hoặc nộp cho các quận, huyện.

Việc đề xuất không tăng hệ số điều chỉnh giá đất và giải quyết hàng loạt nhà, đất tái định cư TP. HCM chưa sử dụng đã tạo điều kiện cho người dân sở hữu bất động sản với giá tốt trong thời kỳ dịch bệnh khó khăn.

Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Nổi Bật
0888 69 7779