Đẩy mạnh khởi công tuyến vành đai 3 đúng tiến độ

Show all

Đẩy mạnh khởi công tuyến vành đai 3 đúng tiến độ

Dự án giao thông huyết mạch Vành đai 3 đã được phê duyệt từ năm 2011. Đây là tuyến đường có vai trò đặc biệt quan trọng; giúp liên kết vùng, góp phần phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vậy tại sao sau 10 năm dự án vẫn chưa hoàn thành?

Tuyến đường huyết mạch đi qua 4 tỉnh, thành trọng điểm

Dự án xây dựng đường vành đai 3 tổng chiều dài 97,7 km đi qua 4 tỉnh Long An, Bình Dương và TP.HCM, Đồng Nai. Trong đó làm mới triển khai khoảng 73km. Cụ thể:

+ Đoạn 1: Tân Vạn – Nhơn Trạch dài 34,28 km, giai đoạn 1 phải hoàn thành trước năm 2017

+ Mỹ Phước – Tân Vạn (Tân Vạn – Bình Chuẩn) dài (16,7 km) là đoạn thứ 2

+ Đoạn 3: Bình Chuẩn – Quốc lộ 22 dài 19,1km, giai đoạn 1 phải hoàn thành trước năm 2019.

+ Đoạn 4: Quốc lộ 22 – Bến Lức dài 28,9 km, giai đoạn 1 phải hoàn thành trước năm 2020.

Lợi ích của tuyến đường Vành Đai 3 sau khi khai thác sử dụng

– Đây là giải pháp tất yếu giúp lưu lượng giao thông trở nên “dễ thở” hơn; đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân ngày càng lớn.

– Giảm thiểu vấn đề kẹt xe, rút ngắn thời gian lưu thông, xóa bỏ tình trạng độc lộ.

– Góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại, vận tải; thông thương mua bán bất động sản trong khu vực để đưa kinh tế – xã hội toàn khu vực phát triển.

– Đáp ứng nhu cầu lưu lượng giao thông ngày càng lớn của người dân và góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, hạ tầng trong khu vực.

– Lợi ích kết nối các thành phố vệ tinh TP.HCM trong tương lai với mục tiêu đô thị đa trung tâm.

Vanh-dai-3

Sơ đồ cụ thể các đoạn của đường vành đai 3

Khởi công chậm do thiếu vốn

Dự án Đường vành đai 3 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011; và được điều chỉnh từ năm 2013. Đến nay, đoạn Mỹ Phước – Tân Vạn (dài 16,3km) đã được tỉnh Bình Dương đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Đối với các đoạn còn lại, dù đã trải qua khoảng 10 năm được phê duyệt chủ trương đầu tư; nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai thực hiện. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm trễ trong việc triển khai xây dựng đường vành đai 3 chủ yếu đến từ việc thiếu vốn để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Do việc triển khai thực hiện đầu tư chậm so với quy hoạch nên cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GT-VT lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư và triển khai thực hiện đầu tư đối với các đoạn còn lại của dự án.

Vanh-dai-3

Một đoạn vành đai 3 đã đưa vào hoạt động

Phân chia lại tiến trình thi công

Để phù hợp với việc quản lý và huy động nguồn vốn; dự án sẽ được phân chia thành các dự án thành phần gồm: 1A, 1B; 2 (đoạn 1); 3 (đoạn 3) và 4 (đoạn 4).

Đối với Đồng Nai, sau khi được phân tách, dự án Đường vành đai 3 có 2 dự án thành phần sẽ được triển khai trên địa bàn. Gồm dự án thành phần 1A và phân đoạn 2A thuộc dự án thành phần 2.

Dự án 1A có chiều dài 8,75km, kéo dài từ tỉnh lộ 25B đến đường cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây; điểm đầu tuyến giao với đường tỉnh 25B thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch và điểm cuối giao với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây thuộc TP.Thủ Đức (TP.HCM).

Hiện nay, dự án thành phần 1A đã được Bộ GT-VT phê duyệt báo cáo tiền khả thi với tổng mức đầu tư khoảng 5,3 ngàn tỷ đồng; sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Nổi Bật
0888 69 7779