DÒNG TIỀN 6 THÁNG CUỐI NĂM SẼ CHẢY VỀ ĐÂU?

Thứ năm, 2/5/2022  |  15:00  |  Tin tức, Tin thị trường

Đây là câu hỏi được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đặc biệt là trong bối cảnh phục hồi kinh tế còn rất nhiều ẩn số. Có thể kể đến như áp lực lạm phát toàn cầu, căng thẳng về chính trị vẫn tiếp diễn.

Thanh khoản thấp trên cả chứng khoán và bất động sản

Thanh khoản thấp có lẽ là từ khóa cho cả thị trường bất động sản và chứng khoán hiện nay. Với chứng khoán thì dòng tiền đã kén chọn hơn, chảy chậm lại không còn dễ dãi như trước nữa. Trung bình tháng tư thì giá trị giao dịch đạt  28.000 tỷ đồng/phiên. Giảm 12% so với tháng trước. 

Còn thị trường bất động sản nguồn cung cũng co hẹp. Khiến dự án cấp mới cũng giảm số lượng đáng kể, giảm 41% so với cùng kỳ. Điểm khác biệt với chứng khoán thì giá bất động sản vẫn tăng chóng mặt. Trung bình giá chung cư đã tăng từ 3 – 7%.

Nói về những tác động đến nền kinh tế Việt Nam, Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho biết xung đột Nga – Ukraine, kết hợp đứt gãy chuỗi cung ứng khiến giá cả tăng cao (đặc biệt là giá dầu); kết hợp với đó là những rủi ro liên quan đến việc sản xuất kinh doanh toàn cầu, dịch chuyển dòng vốn từ các nước mới nổi về Mỹ; tăng trưởng của thế giới được dự báo sẽ giảm tiếp tục còn giảm nữa, thậm chí một số khu vực có thể vừa suy thoái vừa lạm phát cao… 

Thị trường có thể đối mặt với áp lực tỷ giá

Với những tác động kể trên, theo ông Thành, hiện nhiều dự báo cho thấy chúng ta có thể chấp nhận lạm phát tăng cao hơn, cũng với đó là áp lực tỷ giá. Tuy nhiên theo nhưng chuyên gia này, lạm phát sẽ không tăng quá cao (có thể ở mức trên 4,5%). 

Trong khi đó, theo dự báo cán cân thương mại thặng dự, dự trữ ngoại tệ tiếp tục tăng… do đó chúng ta có thể hoàn toàn có thể kiểm sát được tỷ giá. Đồng thời có thể hạn chế việc nhập khẩu lạm phát vào Việt Nam. 

 “Những dự báo gần đây cho thấy đà phục hồi kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục và tăng trưởng. Tôi nghĩ kinh tế vĩ mô hiện tại vẫn ổn định và trong tầm kiểm soát”, ông Thành khẳng định.

xu-huong-dong-tien

Phải chăng dòng tiền đang đổ vào bất động sản để đảm bảo tính an toàn?

Ông Nguyễn Mạnh Khởi _ Phó Cục Quản Lý Nhà Và Thị Trường Bất Động Sản, Bộ Xây Dựng nhận xét: “ Phải chăng dòng tiền đang đổ vào bất động sản để đảm bảo tính an toàn? Hạn chế rủi ro trong thời điểm mà các hoạt động kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn. Và tâm lý người dân của chúng ta vẫn còn tâm lý sở hữu bất động sản càng nhiều càng tốt. Trong khi chúng ta vẫn chưa có chính sách thuế làm sao nó phù hợp.”

Ông Lê Tuấn Anh _ Giám Đốc Hoạch Định Chiến Lược Đầu Tư, Dragon Capital cũng có chia sẻ: 

“ Thanh khoản thấp nhưng dòng tiền vẫn chờ đó, mà chờ đợi nhiều nhất có lẽ chính là những chính sách thúc đẩy  phục hồi kinh tế của cơ quan quản lý. Mà trong đó chính sách tài khóa luôn đóng vai trò chủ yếu, hạn chế tác động tối đa cho chính sách tiền tệ để có thể duy trì mặt bằng lãi suất, hỗ trợ nền kinh tế.”

Còn chuyên gia Kinh tế Ông Võ Trí Thành nhận định: “2% là hỗ trợ trong cái mức tăng trưởng tín dụng ấy chứ không phải là 12 rồi mình cộng thêm để bành trướng tiền tệ ra thì đấy là một cách. Thứ hai là nếu dựa vào tài khóa mình huy động nguồn lực nghĩa là không phải vay ngân hàng nhà nước mà huy động nguồn lực trong dân thì áp lực lạm phát nhẹ hơn.”

Triển vọng của thị trường trong tương lai như thế nào?

Thị trường chứng khoán

Về triển vọng thị trường chứng khoán – trái phiếu thời gian tới, ông Võ Trí Thành nhấn mạnh thị trường có lên có xuống nhưng vấn đề là lòng tin. Do đó, cần có sự minh bạch, kỷ luật thị trường làm nền tảng tốt cho thị trường, đồng thời cần có cách xử lý khéo léo với các sai phạm. 

Với trái phiếu, chứng khoán cần sửa các quy định. Ông Võ Trí Thành dự báo dòng tiền vẫn sẽ hồi phục, có thể chững lại đôi chút. Tuy nhiên, cần lưu ý 2 điểm: Đà phục hồi ở đâu khi độ mở đang rất cao? Lĩnh vực nào người tiêu dùng muốn bỏ tiền để mua? 

Ông Võ Trí Thành cũng đánh giá thị trường chứng khoán triển vọng rất tích cực sau 2 năm xảy ra đầu cơ, thông tin “dẫn dắt” thì đã bắt đầu có nền tảng tốt.

Ông Phạm Hồng Sơn _ Phó Chủ Tịch Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cho biết: 

“Liên quan vấn đề là tính ngày đáo hạn của thị trường chứng khoán phái sinh, các sở cũng có báo cáo lên trong tháng 6 chúng tôi sẽ thực hiện được. Vấn đề thứ 2 liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin tôi nghĩ là cố gắng trong năm nay chúng tôi có thể thực hiện được.”

Thị trường bất động sản

Nói về đà tăng giá mạnh của thị trường bất động sản, phát biểu tại phiên thảo luận, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng cho biết 2 năm vừa qua có thị trường có hiện tượng tăng giá trên tất cả các phân khúc. 

Theo thống kê, trong năm 2021 cũng như quý I/2022, giá bất động sản tại nhiều địa phương tăng tuỳ từng phân khúc. Với chung cư tăng bình quân 3-7%, có địa phương tăng đến 30%. Đặc biệt với đất nền ở nhiều khu vực, nhất là ở những khu vực có dự báo tách nhập, nâng nên quận huyện, phát triển hạ tầng… tăng rất cao, có nơi tăng 30%, 50%, thậm chí có những nơi tăng trưởng nóng vượt qua những logic thông thường (tăng hơn 100%). 

Một số ý kiến cũng cho rằng dòng tiền sẽ chuyển hướng nhiều hơn vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt tập trung vào các doanh nghiệp dịch vụ, cung cầu trong nước. Tạo ra nhiều việc làm nhất cho nền  kinh tế Việt Nam. Để sớm đưa nền kinh tế quay lại phát triển bền vững như trước đại dịch.

Xem thêm:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *