Phong cách sống kiểu “Ukeireru”: Học cách chấp nhận để hạnh phúc hơn

Hạnh phúc là mục tiêu nhiều người dùng cả đời để theo đuổi, nhưng thực tế, hạnh phúc luôn tồn tại xung quanh chúng ta, vấn đề nằm ở cách nhìn nhận của mỗi người.

“Làm thế nào tôi có thể hạnh phúc?” Tất cả chúng ta đều muốn biết câu trả lời và theo đuổi nó suốt đời. Nhà tâm lý học lâm sàng Scott Haas đã khám phá ra một cách đơn giản và hiệu quả để đạt được hạnh phúc thông qua những trải nghiệm của mình với văn hóa Nhật Bản trong nhiều năm.

Ukeireru là một từ tiếng Nhật có nghĩa là “chấp nhận”.

Ukeireru có phải là chìa khóa của hạnh phúc ?

Gần đây, cụm từ “ukeireru” xuất hiện khá pổ biến trên tin tức nhờ tác giả Scott Haas và cuốn sách mới phát hành bán chạy gần đây của ông “Why Be Happy: The Japanese Way of Acceptance”. Ý tưởng đằng sau cuốn sách là cách sống chấp nhận những thử thách trong cuộc sống giúp chúng ta có thể tìm thấy hạnh phúc.

Một khi bạn chấp nhận những gì xung quanh mình như hiện tại, chúng ta có đủ khả năng để bình tĩnh quan sát và nhận thấy rằng bản thân chỉ là một phần của xã hội. Do đó, chúng ta có thể dễ dàng hiểu các quan điểm khác và điều đó giúp xóa tan mọi căng thẳng.

Haas làm sáng tỏ ý tưởng về ukeireru này bằng nhiều ví dụ hấp dẫn. Ví dụ, im lặng là một dạng ukeireru. Trong chương “Im lặng”, ông mô tả rằng ở Nhật, sự im lặng thường được sử dụng để giao tiếp với người khác hiệu quả hơn nhiều so với lời nói. Nó giúp xây dựng lòng tin, bày tỏ sự tôn trọng và học hỏi thông qua việc lắng nghe và quan sát. Nếu ai đó đang bận nói chuyện và đưa ra ý kiến ​​của mình, thì người đó không thể tiếp thu.

Mỗi người sẽ tìm thấy sự thoải mái và vui vẻ bằng nhiều cách khác nhau, nhưng với lối sống kiểu ukeireru, chúng ta có thể giảm căng thẳng và lo lắng thông qua học cách tập trung và giao tiếp cũng như lắng nghe bản thân. Điểm cốt lõi ở đây là chúng ta biết dừng lại và dành một chút thời gian trước khi đưa ra quyết định đối với những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân.

Một số thói quen sống giúp bạn thay đổi tốt hơn

Thay vì phản ứng ngay lập tức khi nhận được tin xấu, chẳng hạn như: Không tìm thấy chìa khóa, hoặc chồng bạn quên rửa bát thì ukeireru dạy chúng ta tập dừng lại, suy ngẫm về thời điểm và chấp nhận những gì cuộc sống mang đến. Hơn thế nữa, Haas còn hướng dẫn độc giả của mình một số phương pháp khác giúp thư giãn và chấp nhận.

– Sử dụng các thói quen hàng ngày để tìm lại sự bình tĩnh — Điều này có thể đơn giản như pha một tách cà phê buổi sáng hoặc trà chiều mỗi ngày.

– Thói quen thư giãn là một phần không thể thiếu của hạnh phúc, chẳng hạn như ngủ trưa và tắm mát xa.

– Thực hiện lối sống tối giản hơn trong cả các mối quan hệ và trải nghiệm mang lại nhiều bình yên hơn — Bạn càng làm ít việc hoặc đặt sự chú ý lên càng ít người, bạn càng ít căng thẳng hơn trong cuộc sống.

– Dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe và ít thời gian hơn để nói chuyện.

– Trau dồi những phương pháp tốt hơn để đối phó với cơn giận dữ và tranh luận, tìm kiếm sự tôn trọng hơn cho bản thân và người khác.

Bằng cách làm tất cả những điều này, ukeireru giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về hành động của mình và không gian xung quanh bản thân. Nhận thức này nhằm giúp mỗi người đối phó với những điều tiêu cực (và cả những điều tích cực) xảy ra trong cuộc sống của mình. Mỗi ngày, hãy học cách sống chậm lại và dành thời gian để suy nghĩ và hiểu, thay vì phản ứng ngay lập tức với mọi thứ — Chính những phản ứng tức thì đó là nguyên nhân gây thêm căng thẳng cho cuộc sống của chúng ta.

Làm thế nào để mang ukeireru vào cuộc sống?

Tất cả những gì bạn cần làm là sống chậm lại và dành một chút thời gian để chấp nhận sự thật rằng cuộc sống có cả tốt và xấu.

Lần tới khi điều gì đó tốt đẹp xảy ra, hãy dừng lại và suy nghĩ trước khi bạn phản ứng, và cho phép bản thân có thêm thời gian để tận hưởng những điều tốt đẹp. Khi có điều gì đó tồi tệ – hãy dừng lại và suy ngẫm về những gì đang xảy ra, và dành một chút thời gian để nghĩ xem bài học là gì và cách bạn có thể phản ứng tích cực hơn.

Giống như tất cả các bài học trong cuộc sống, bàn luận về một thói quen, vấn đề dễ hơn nhiều so với việc thực hành nó. Có thể sẽ mất một khoảng thời gian để bắt đầu làm quen với cách sống chậm lại, nhưng mọi thứ đều có cái giá của nó. Một khi tập trung vào bản thân và các suy nghĩ của chính mình cũng như chấp nhận những chuyện không như ý muốn, bạn sẽ học được cách trân trọng cuộc sống hơn và hạnh phúc hơn. Đó là món quá lớn nhất mà không điều gì có thể đánh đổi được.

 

Giới nhà giàu đang có xu hướng bán vàng, ngoại tệ đổ tiền vào BĐS

Tại Việt Nam, những nhóm đối tượng có tài sản tích luỹ dưới dạng vàng, ngoại tệ thì nhu cầu chuyển hoá các loại tài sản trên sang hình thức BĐS luôn cao.

Năm 2020 là một năm đầy thách thức do đại dịch Covid-19 tác động lên cả nền kinh tế, tuy nhiên, thị trường BĐS không những trụ vững ấn tượng mà còn phát triển khá tốt ở một số phân khúc. TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao, Savills Việt Nam đã có những chia sẻ chi tiết về tình hình hoạt động chung của các phân khúc BĐS tại Việt Nam trong 2020, và đánh giá về kịch bản của 2021.

Nhà đầu tư đổ dồn tiền vào bất động sản nhà ở

Với phân khúc BĐS Nhà ở, tình hình hoạt động của các chủ đầu tư và việc ra mắt các dự án nhà ở mới vẫn diễn ra tương đối đều đặn. Điều này có thể giải thích là do đối với những nhóm đối tượng tại Việt Nam có tài sản tích luỹ dưới dạng vàng, ngoại tệ thì nhu cầu chuyển hoá các loại tài sản trên sang hình thức BĐS luôn cao. Điều này cũng luôn đúng với các nhà đầu tư, tổ chức trên thế giới, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, chính trị bất ổn hoặc chiến tranh, dịch bệnh kéo theo bất ổn xã hội tác động lên tất cả các mặt của xã hội, thì ngay lập tức họ sẽ đưa dòng tiền của mình sang kênh trú ẩn an toàn, trong đó có bất động sản.

Mặt khác, càng thiếu hụt những dự án ở mức trung bình, trung cao thì nhu cầu đầu tư vào các dự án đất nền, nhà phố, biệt thự và căn hộ chung cư càng lớn. Đối với các nhà đầu tư cá nhân, họ vẫn đi mua những nhà phố, nhà lẻ, đây chính là cách mà họ đầu tư tiền. Như vậy, đối với các nhà phát triển BĐS khó khăn ở đây không phải là thị trường không có nguồn cầu, mà là các thủ tục pháp lý, Từ những yếu tố trên, mặc dù 2020 là một năm đầy khó khăn nhưng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản, và thị trường nói chung vẫn giữ ở mức ổn định.

BĐS công nghiệp tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Với phân khúc bất động sản công nghiệp, nguồn lực chính vẫn là các nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài giống như một điểm kích ở trung tâm thị trường, vì bản thân của các doanh nghiệp BĐS trong nước cũng có thể đầu tư và phát triển. BĐS công nghiệp có liên quan mật thiết tới hoạt động xuất nhập khẩu. Trong thời gian vừa qua, tuy có khó khăn nhưng xuất khẩu vẫn đạt được những nguồn thu ngoại tệ rất lớn, Nhờ vào việc được hưởng lợi từ liên tiếp các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, và mới đây nhất là UKVFTA, dòng hàng hoá, sản phẩm sẽ đổ nhập khẩu về Việt Nam rất lớn trong những năm tiếp theo.

Liên quan đến vấn đề tiền tệ, cụ thể là việc điều hành lãi suất thương mại, tiền gửi ngân hàng hiện nay ở mức khoảng 5-6%, nhưng lãi suất cho vay vẫn duy trì ở mức cao để tránh tình trạng đầu cơ, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn có thể xoay sở vốn bằng nhiều cách khác nhau, đây chính là một trong những điểm cộng cho thị trường BĐS Việt Nam trong năm 2020.

Cần có những bài toán cụ thể cho BĐS hiện nay

BĐS công nghiệp cũng là một điểm nóng của thị trường. Nhưng các nhà đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn vì hiện tại Chính phủ VN đang kiểm soát rất chặt chẽ các chuyến bay quốc tế. Đây là thời điểm để tìm hướng đi tốt nhất cho 1-2 năm tới, Chính phủ VN và các nhà đầu tư công nghiệp cần phải cấu trúc lại những sản phẩm, giải pháp cũng như dây chuyền khép kín và chuỗi cung ứng để hoàn hiện mình, vì khi thị trường hồi phục, khi tình hình chung của thế giới biến chuyển tốt hơn, thì các chủ đầu tư phát triển BĐS công nghiệp đã hoàn toàn có thể sẵn sàng nguồn lực gồm quỹ đất, cơ sở hạ tầng,… để thu hút các nhà đầu tư.

Đồng thời, đây cũng là cơ hội để nhìn lại BĐS công nghiệp trong 1-2 năm vừa qua. Cần có những bài toán cụ thể hơn, giải pháp đồng bộ hơn về cung ứng, cơ sở hạ tầng, kho vận để BĐS công nghiệp trở nên nóng hơn nữa. Đó là bài toán mà các nhà đầu tư cũng như chính quyền địa phương, công an Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu cần xem lại để ta có thể sẳn sàng khi thị trường hồi phục- TS Khương chia sẻ.

Cơ hội M&A lớn trên thị trường

Đến năm 2021, nếu dịch bệnh vẫn kéo dài thì đối với những dự án đang triển khai vẫn có thể hoàn thiện các thủ tục, đối với các tài sản đang tạo ra dòng tiền như cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại cũng không cần phải bán đi, vì các nhà đầu tư tính toán được những thách thức hiện tại trên thị trường chỉ là nhất thời, trong vòng 1-2 năm và họ có thể xử lý được các vấn đề về tài chính đồng thời giữ vững kỳ vọng vào năm 2022, 2023.

Điểm tích cực chính là những sản phẩm này không nhiều trên thị trường, nếu các chủ đầu tư buộc phải bán các BĐS này đi thì vẫn có cơ hội để mua lại những sản phẩm như vậy. Đối với các nhà đầu tư thì các khách sạn năm sao, trung tâm thương mại, những cao ốc hạng A ở trung tâm thành phố, là những BĐS có nguồn thu đều. Mặc dù biên độ lợi nhuận của họ có thể không cao, chỉ ở mức 6-7%/năm, nhưng khi nắm giữ một thời gian dài để chuyển nhượng thì lợi nhuận thu được sẽ rất lớn. Đó là lý do tại sao Việt Nam vẫn là thị trường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.”

Khó khăn về pháp lý vẫn là rào cản

Về mặt khó khăn, các nhà đầu tư BĐS sẽ phải nhìn tới những vướng mắc về pháp lý, đặc biệt tại các đô thị lớn. TS Khương cho biết thêm: “Đối với các tài sản tạo ra dòng tiền thì các nhà đầu tư nên chú ý đến chi phí tài chính, tỷ suất sinh lợi hàng năm trong khoảng 6-7 năm gần nhất và chỉ số vốn khi chuyển nhượng. Theo tôi, đây sẽ là một cơ hội cho những nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia thị trường, do dịch bệnh sẽ không thể kéo dài. Nhìn lại trong quá khứ, các dịch bệnh có thể gây thiệt hại rất lớn về mọi mặt con người, vật chất, nhưng chỉ kéo dài trong khoảng 2-3 năm là tối đa. Vì thế giới luôn có những biện pháp phòng chống như vacxin phòng bệnh,…

Yếu tố nào giúp BĐS Việt Nam có lợi thế?

Một số quốc gia trên thế giới đã áp dụng tiêm vacxin phòng chống dịch cho người dân. Việt Nam cũng đã thử nghiệm vacxin lâm sàn trên 60 người và không có bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện sau 72h. Đây là điểm tích cực khi Việt Nam đã khống chế dịch bệnh bằng nguồn lực của mình, ngay khi cả thế giới đang còn gặp khó khăn trong việc phòng chống dịch bệnh.

Mặc dù việc phòng chống triệt để như tiêm ngừa vacxin đại trà còn gặp khó khăn trong việc đảm bảo đủ số lượng đáp ứng cho người dân VN, nhưng đây vẫn là nơi an toàn nhất ở thời điểm này. Các chuyên gia hiện đang công tác tại VN cảm thấy rất là may mắn thay vì các nước trên thế giới đang phải chống chọi lại với dịch bệnh, đặc biệt là UK và 40 nước trên thế giới đang phải cấm việc di chuyển giữa các nước. Trong ngắn hạn, chúng ta đã có những lợi thế cả về mặt tinh thần, con người, về thị trường, trong nền kinh tế nói chung và BĐS nói riêng.

Doanh nghiệp BĐS tìm kiếm cơ hội bứt phá

Năm 2021 thị trường BĐS được kỳ vọng sẽ bùng nổ khi nhiều dự án mới sẽ được đưa ra thị trường và nhu cầu nhà ở của người dân vẫn là thiết yếu. Đối với thị trường BĐS nói chung, thị trường Nhà Ở luôn là một điểm sáng và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, khách hàng và có thể sẽ là phân khúc tiếp tục phát triển hơn so với năm 2020. Mặt khác, đối với thị trường BĐS văn phòng, Trung tâm thương mại, căn hộ dịch vụ, khách sạn sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, đối mặt với những khó khăn đó, các doanh nghiệp đã tái cấu trúc, tái cơ cấu để ổn định về chi phí, lợi nhuận và có những chiến lược khác để phòng vệ trước những kịch bản khó khăn hơn có thể xảy ra.

TS Khương dự đoán “Thay vì bi quan, tôi có lời khuyên cho các doanh nghiệp bất động sản là hãy xem những khó khăn trước mắt như là một điểm để bắt đầu tạo ra các tiền đề cho tương lai. Khi đầu tư vào các cao ốc, văn phòng, TTTM, khách sạn dịch vụ, thông thường thời gian hoàn vốn là trong 10 năm, nên 1-2 năm khó khăn không phải là một vấn đề quá lớn. Nhưng đối với những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn thì sẽ rất khó khăn trong việc duy trì. Hiện tại các khách sạn, trung tâm thương mại trên thị trường Việt Nam thường hầu hết đã hoạt động được 5-7 năm, vậy nó đã có được dòng tiền tích lũy.”

Thị trường BĐS 2021 sẽ đón những “làn gió mới”

Để tạo tiền đề và sức bật mạnh mẽ cho lĩnh vực BĐS có thể bứt phá trong năm 2021, TS Sử Ngọc Khương cho rằng “Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 này, tôi nghĩ rằng những thành viên mới trong ban Chính Phủ sẽ đẩy một làn gió mới cho lĩnh vực BĐS nói riêng và cho nền kinh tế nói chung, đặc biệt là tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, 2 đầu tàu kinh tế của Việt Nam. Chúng ta cần những đột phá và chắc chắn rằng những người đắc cử nhiệm kì này sẽ thể hiện đúng vai trò của họ đối với những khó khăn hiện nay và đặc biệt trong TP HCM.

Vừa qua, chúng ta đã có những đột phá như thành phố trong thành phố, ở Hà Nội thì có những chính sách về cơ sở hạ tầng và giao thông. Do đó, đây là một thách thức cho những người đảm nhận nhiệm kì sắp tới, vì nếu không thì lĩnh vực BĐS sẽ gặp khó khăn và ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác.

Các vấn đề pháp lý nên được giải tỏa hợp lý

Về chính sách tài khóa, tiền tệ, tôi nghĩ rằng trong 10 năm vừa qua chúng ta đã làm rất tốt từ 2011 khi lãi suất điều đình từ 12% lên 20%, khu vực tín dụng BĐS là từ 20 đến 35%, lãi suất ngân hàng hiện cũng đang được kiểm soát rất tốt. Bên cạnh đó, các chỉ số như tỷ giá hối đoái cũng cần được quan tâm tuy nó không tác động lớn đến lĩnh vực BĐS, nhưng ở các ngành nghề sản xuất và dịch vụ, kinh doanh thì chỉ số này sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề về đầu tư.

Về mặt điều hành, chúng ta đã đưa ra các chính sách tốt về tài khoá, tiền tệ, vấn đề còn lại chính là thực thi các dự án về sản xuất dịch vụ công nghiệp. BĐS là một nhóm ngành lớn liên quan rất nhiều đến các ngành còn lại nên chúng ta cần xử lý thoả đáng các vấn đề về pháp lý.”

Lời khuyên cho doanh nghiệp, nhà đầu tư

Tiến Sĩ Sử Ngọc Khương cũng đồng thời đưa ra lời khuyên trong chiến lược kinh doanh đối với các đơn vị tham gia trong lĩnh vực BĐS để đạt hiệu quả kinh doanh trong năm 2021. Đối với các doanh nghiệp BĐS, ông cho rằng tùy theo loại hình BĐS sẽ có chiến lược khác nhau. Còn với doanh nghiệp BĐS nhà ở, mục tiêu năm 2021 là tạo ra sản phẩm, vì nếu không có sản phẩm thì sẽ không có nguồn thu.

BĐS thương mại, văn phòng, các doanh nghiệp cần có tầm nhìn vĩ mô

Về BĐS Thương mại, văn phòng, các doanh nghiệp cần cân đối lại khách hàng mục tiêu, cân đối doanh thu và chi phí, vì những văn phòng do giá cả mà bị bỏ trống thì ta nên cân đối lại nguồn thu dựa trên ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo có thể tồn tại qua những giai đoạn khó khăn. Còn đối với BĐS công nghiệp, cần có tầm nhìn vĩ mô, chúng ta có những lợi thế từ cuộc chiến tranh tiền tệ giữa Hoa kỳ và Trung quốc, từ các hiệp định của châu Âu, những việc này sẽ có tác động rất lớn đến khu vực BĐS.

Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương bàn giao sổ đỏ đợt 3 cho cư dân
Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương bàn giao sổ đỏ đợt 3 cho cư dân

Còn với nhóm đầu tư cá nhân, tuỳ theo kỳ vọng từ 1-2 năm có lời thì với bối cảnh hiện nay, các nhà đầu tư ta nên hạn chế sử dụng đòn bẫy tài chính. TS Khương cho biết thêm “Ngoài ra, câu chuyện BĐS Nhà ở luôn là câu chuyện mà mọi người quan tâm nên thủ tục pháp lý là cái phải luôn lưu ý. Cuối cùng là việc chọn lựa dự án có thể đạt được các mục tiêu mà mình đưa ra thì phải dựa trên các yếu tố như tính thanh khoản, giá trị gia tăng và quản trị rủi ro vì đây là ba yếu tố quan trọng khi chúng ta đầu tư vào một dự án.”

 

Năm Tân Sửu, thị trường BĐS sẽ diễn biến theo chiều hướng nào ?

Theo dự báo của hầu hết các chuyên gia trong ngành, năm 2021 thị trường BĐS sẽ có những yếu tố tích cực hơn rất nhiều, đặc biệt là sự phục hồi của những thị trường trọng điểm như Tp.HCM và Hà Nội. Tuy nhiên, sự phục hồi này sẽ chưa thể có bước đột phá mạnh bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như pháp lý và kiểm soát dịch bệnh.

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam cho rằng, trong năm 2021, sự dịch chuyển thị trường của các chủ đầu tư tiếp tục xuất hiện. Trong đó, có xu hướng các chủ đầu tư tại TP.HCM. Bên cạnh đó, xu hướng phát triển các dự án ở những thị trường vùng ven, thị trường ven biển vẫn tiếp tục phát triển. Do đó, năm 2021 thị trường sẽ có những yếu tố tích cực hơn rất nhiều, đặc biệt là sự phục hồi của những thị trường trọng điểm như Tp.HCM hay Hà Nội.

 

Tuy nhiên, sự phục hồi này sẽ chưa thể có bước đột phá mạnh bởi vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn ở Tp.HCM là việc chậm tiến độ của các dự án do vướng thủ tục pháp lý sẽ chưa được giải quyết triệt để khi chuyển sang năm 2021. Yếu tố thứ hai là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19. Mặc dù, có tin vui là Việt Nam kiểm soát dịch bệnh rất tốt nên người dân tích cực trong việc đầu tư bất động sản. Nhưng cơ bản dịch bệnh vẫn còn, vắc xin mới xuất hiện và cần thời gian để kiểm chứng.

“Trong năm 2020, các nhà đầu tư nước ngoài tập trung lớn ở phân khúc cao cấp, hạng sang không thể qua Việt Nam do ảnh hưởng cảu dịch bệnh. Năm 2021 thì phải chờ đến khoảng quý 2 hoặc quý 3 cũng có thể là hết năm 2021 khi mọi thứ trở lại bình thường, các chuyến bay được mở trở lại thì chúng ta mới có thể đón lại khách quốc tế. Do đó, năm 2021 là năm của sự phục hồi nhưng chưa có sự đột phá. Nguồn cung sẽ có sự cải thiện, các chủ đầu tư sẽ đa dạng hoá sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của thị trường”, ông Kiệt khẳng định.

Thị trường BĐS năm 2021 dự báo sẽ tăng trưởng tốt mặc dù còn sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

Việt Nam đang có ưu điểm lớn như kiểm soát dịch bệnh tốt, trở thành điểm đến an toàn của các nhà đầu tư. Cùng với đó, BĐS vẫn là kênh trú ẩn an toàn cho dòng tiền do không quá nhiều biến động như vàng hay chứng khoán. Nhu cầu mua BĐS của người dân vẫn rất lớn. Ngoài ra, tình hình tín dụng cũng rất bình ổn, hiện nay lãi suất cho vay của các ngân hàng đã được giảm xuống. Mặc dù ngân hàng không ưu tiên cho vay BĐS nhưng việc lãi suất tốt sẽ giúp các ngành nghề kinh doanh khác có cơ hội phát triển, qua đó gián tiếp thúc đẩy BĐS tăng trưởng khi người dân có tiền để mua nhà, đất.

Tuy vậy, năm 2021 dự báo giá nhà đất sẽ không có sự đột biến về giá do năm 2020 giá BĐS đã tăng cao. Lượng hàng tồn năm 2020 sẽ kéo dài cho đến hết năm 2021. Vì thế, dự báo giao dịch BĐS năm 2021 có thể chậm, đều, không đột phá. Giá có thể duy trì tăng ở mức độ vừa phải 5-10%.

Năm 2021 sẽ có nhiều thách thức, trong đó thách thức do lượng tiền bơm vào nền kinh tế nhiều trong thời gian ngắn thì việc kiểm soát lạm phát trong thời gian tới là vấn đề. Phải có niềm tin về kiểm soát dịch bệch, và phát triển công nghiệp bất động sản khi thừa hưởng từ chiến tranh thương mại dẫn đến dịch chuyển sản xuất tại thị trường Việt Nam. Và đây là cơ hội cho việt nam trong năm tới. Một niềm tin nữa, năm 2021 là năm đầu tiên trong chiến lược trong 10 năm và phải đặt mục tiêu phát triển. Hi vọng năm đầu tiên sẽ có nhiều cú huých phát triển kinh tế.

Về mặt toàn cầu, kể cả vắc xin có phân phối chậm trong năm 2021, vẫn phải giãn cách xã hội để chống dịch trong năm 2021 thì hệ thống tài chính toàn cầu vẫn đứng vững. Cộng hưởng với điều đó là dòng tiền được bơm nhiều ra thị trường.

Tại Việt nam lần này khác biệt những lần khủng khoảng khác là kinh tế vĩ mô ổn định, năm sau nợ xấu ngân hàng sẽ bộc lộ nhưng không mất thanh khoản như lần trước. Ngân hàng nhà nước thay vì thắt chặt như những lần trước cách đây 10 năm, thắt chặt chính sách tiền tệ, năm nay khi tác động khủng hoảng nhưng nền tảng vĩ mô tốt, nhà nước lại bơm được tiền ra, nhà nước tăng chi được nên tiền trên thị trường vẫn có, nên chứng khoán vẫn tốt, BĐS vẫn tốt. đây là tín hiệu tích cực cho cả năm 2021 khi mà thanh khoản của nền kinh tế dự báo sẽ tốt.

5 yếu tố giúp BĐS Bình Dương bùng nổ trong năm 2021

Thị trường bất động sản Bình Dương đã bước vào giai đoạn chín muồi khi hội tụ đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” để bùng nổ mạnh trong giai đoạn 2020 – 2021.

5 yếu tố khiến bất động sản Bình Dương bùng nổ

Năm 2020, bất động sản Bình Dương trở thành hiện tượng của cả Việt Nam với nguồn cung dẫn đầu cả nước. Giới chuyên gia địa ốc đánh giá thị trường hội tụ đủ 5 yếu tố để phát triển vững chắc.

Thứ nhất: Trong tháng 10, Quốc hội đã ra nghị quyết tán thành thành lập “thành phố Thủ Đức” trên cơ sở sát nhập 3 quận: Thủ Đức, Quận 2, Quận 9. “Thành phố Thủ Đức” được hình thành sẽ biến Thuận An và Dĩ An của Bình Dương trở thành những thành phố vệ tinh, tạo thành một đòn bẩy khổng lồ thu hút nguồn vốn đổ vào hạ tầng đầu tư, tạo nền tảng vững chắc cho thị trường bất động sản.

Thứ nhì: Năm 2020, Bình Dương trở thành điểm đến số một thu hút dòng vốn FDI đang dịch chuyển về Việt Nam trong thương chiến Mỹ – Trung. Theo UBND tỉnh Bình Dương: tổng 8 tháng đầu năm, Bình Dương đã thu hút được 1,38 tỷ USD (đạt 81,3% kế hoạch năm 2020). Đáng chú ý, các dự án được thu hút chủ yếu chọn Thuận An và Dĩ An làm điểm đến. Từ đó làm tiền đề giúp thị trường bất động sản tại 2 khu vực này nóng chưa từng có.

Thứ ba: Để nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút dòng vốn FDI, Bình Dương sẽ chi gần 10.000 tỷ đồng để nâng cấp cơ sở hạ tầng trong năm 2020 – 2021. Trong đó, thành phố Thuận An là địa bàn được đầu tư trọng điểm với nguồn vốn 6.000 tỷ.

Cụ thể, đầu năm 2021, tỉnh sẽ cải tạo và mở rộng QL13, đoạn qua Thuận An. Công trình kéo dài từ cổng chào Vĩnh Phú đến điểm giao đường Lê Hồng Phong, có quy mô 8 làn xe, lộ giới 64m; dự kiến hoàn thành trước năm 2023. Ngoài QL13, hơn 4.000 tỷ đồng sẽ dành để mở rộng, xây dựng đường ĐT 743A, ĐT 743B với lộ giới 54m. Đường ĐT 743C và ĐT 746 sẽ được tăng lộ giới lên 42m. Đường Mỹ Phước – Tân Vạn, đường Vành đai 3 mở rộng lộ giới 50 – 70m. Trước năm 2025, 45km đường sắt, 11km Metro chạy qua Thuận An với tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng dự kiến cũng sẽ được hoàn thành.

Hạ tầng giao thông Bình Dương ngày càng mở rộng

Thứ tư: Trong năm 2020, thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh khan hiếm nguồn hàng mới do ách tắc về pháp lý. Mặt khác, mặt bằng giá bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh đang được đẩy lên quá cao tới 200 – 300 triệu VND/m2 với căn hộ Quận 1, Quận 2; 40 – 45 triệu VND/m2 với căn hộ tại Nhà Bè, Bình Chánh, Quận 12. Trước tình trạng đó, các nhà đầu tư đã đổ dồn về Bình Dương, mà đặc biệt là Thuận An, Dĩ An – nơi giáp TP. Hồ Chí Minh mà giá nhà đất còn rất rẻ, tiềm năng đầu tư còn lớn.

Thứ năm: Là “thủ phủ công nghiệp” của Việt Nam, Bình Dương hiện có hơn 50.000 chuyên gia sinh sống và làm việc trong 48 KCN với tổng diện tích lên đến hơn 10.000ha. Để mở rộng quy mô, Bình Dương cũng đang quy hoạch phát triển thêm 34 KCN với tổng diện tích 14.790ha. Dự tính khi hoàn thành, lượng chuyên gia làm việc tại Bình Dương có thể tăng lên 100.000 người.

Để đáp ứng được yêu cầu về nhà ở của 100.000 chuyên gia, Bình Dương (trong đó trọng tâm là Thuận An, Dĩ An) cần phải phát triển được trên dưới 60.000 căn hộ cao cấp với tiện ích đồng bộ. Hiện tại, nguồn cung căn hộ cao cấp cho các chuyên gia tại Bình Dương đang thiếu trầm trọng, chỉ đáp ứng được khoảng 6% nhu cầu của các chuyên gia.