Những nút giao thông trong điểm phía Nam được triển khai trong năm 2020

Khai trương bến xe miền Đông, khởi công cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, hay đầu tư hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ… được xem là những hạ tầng giao thông nổi bật trong năm 2020, mặc dù thị trường ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Khởi công nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ

Ngày 22/4/2020, BQL đầu tư xây dựng công trình Giao Thông Tp.HCM phát lệnh khởi công xây dựng 2 hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, Quận 7. Mỗi hầm có tổng chiều dài 456m, 3 làn xe, phần hầm kín dài 98m. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 830 tỷ Đồng, dự kiến hoàn thành tháng 6/2022.

Việc xây dựng nút giao thông này nhằm kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực này. Đồng thời góp phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông khu vực và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội khu vực phía Nam và TP.HCM.

Khởi công cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết

Ngày 30/9/2020, Bộ GT-VT đã tổ chức lễ khởi công dự án thành phần cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây. Dự án nằm trên trục cao tốc Bắc Nam, có chiều dài 99km, 6 làn xe. Giai đoạn phân kỳ quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh bề rộng. Tổng mức đầu tư điều chỉnh là 12,577 tỷ Đồng.

Tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây hoàn thành sẽ là cú hích cho các tỉnh và khu vực dự án đi qua và trực tiếp là tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận phát triển kinh tế -xã hội, thu hút đầu tư và góp phần khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của các địa phương.

Dự án này sẽ rút ngắn hành trình từ Tp.HCM đi đến các trung tâm kinh tế, mở ra cơ hội đầu tư vào khu vực Nam trung bộ, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông…

Khai trương bến xe miền Đông mới

Ngày 10/10/2020, Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn – TNHH MTV kết hợp với Sở GT-VT Tp.HCM tổ chức lễ khai trương bến xe miền Đông mới (Quận 9, Tp.HCM). Dự án có diện tích 16ha, tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng.

Dự án Bến xe Miền Đông mới là một quần thể phức hợp bao gồm khu vực bến xe chính kết hợp nhiều dịch vụ tiện ích với tổng diện tích trên 16 ha nằm trên địa phận phường Long Bình, quận 9, Tp.HCM và huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương, trong đó phần diện tích thuộc Tp.HCM là 12.3 ha và 3.7 ha diện tích còn lại thuộc tỉnh Bình Dương.

Tuyến metro số 1 được đưa vào khai thác thương mại

Hiện nay, các công trình hạ tầng xung quanh đang tiếp tục được hoàn thiện. Cuối năm sau, tuyến metro số 1 đưa vào khai thác thương mại, nhà ga metro sẽ kết nối trực tiếp với giai đoạn hoàn chỉnh của bến xe. Trong tương lai, khu vực này sẽ có thêm các trung tâm khai thác dịch vụ logistics, trở thành hình mẫu cho mô hình TOD tại Việt Nam

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan, Bến xe miền Đông mới sẽ phát huy tất cả lợi thế để đóng góp cho sự phát triển của TP, nhất là trong lĩnh vực giao thông vận tải, phục vụ người dân TP và các địa phương. Bến xe Miền Đông mới khi hoàn thành đưa vào khai thác dự kiến sẽ phục vụ hơn 7 triệu lượt hành khách đi các tỉnh miền Đông, miền Trung và miền Bắc, đáp ứng nhu cầu mỗi ngày khoảng 21.000 hành khách với 1.200 lượt xe xuất bến, ngày cao điểm lễ/ tết lên đến 52.000 hành khách với hơn 1.800 lượt xe xuất bến.

4 dự án hạ tầng giao thông lớn bị trễ hẹn

Năm 2020 cũng là năm chứng kiến sự trễ hẹn của 4 dự án hạ tầng giao thông lớn tại khu vực phía Nam. Theo kế hoạch trong năm 2020, 4 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của Tp.HCM gồm: cầu Thủ Thiêm 2, đường Nguyễn Hữu Cảnh, 4 tuyến đường trong khu đô thị Thủ Thiêm và nút giao thông vòng xoay Mỹ Thủy sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, cả 4 dự án có tổng vốn đầu tư gần 18.000 tỷ Đồng bị “lùi thời hạn hoàn thành” do vướng giải phóng mặt bằng.

Cụ thể, dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) có tổng mức đầu tư gần 500 tỉ đồng, được khởi công ngày tháng 10.2019, dự kiến hoàn thành cuối năm 2020. Tuy nhiên, dự án mới hoàn thành 35% khối lượng và dự kiến sẽ kéo dài thời gian hoàn thánh tới tháng 4.2021. Vì vậy dự án bị chậm khoảng 4 tháng so với kế hoạch đã đề ra ban đầu

Các dự án lớn ở quận 2

Dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 là công trình nối khu đô thị mới Thủ Thiêm với trung tâm quận 1 có tổng mức đầu tư là 3.082 tỉ đồng. Cầu có quy mô 6 làn xe (4 làn xe ôtô và 2 làn xe tổng hợp), với tổng chiều dài là hơn 1,4km. Nhưngdo ảnh hưởng của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, dự án lùi thời gian hoàn thành công trình đến tháng 9/2021

Dự án xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy (quận 2) có mức đầu tư giai đoạn 1 là 838 tỉ đồng và giai đoạn 2 là 1.435 tỉ đồng, đã thi công đạt 45% khối lượng. Hiện các hạng mục xây dựng các nhánh đường quanh nút giao dừng thi công vì chờ mặt bằng.

Còn 4 tuyến đường chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) có tổng chiều dài 11,9 km, tổng mức đầu tư được phê duyệt của dự án là 12.182 tỉ đồng. Các tuyến đường này đều đang tạm ngưng thi công do một số vị trí vướng mặt bằng chưa giải tỏa.

Hơn 200 tỉ xây cầu nối Bình Dương với Tây Ninh

Trong 213 tỷ đồng tổng vốn đầu tư dự án cầu Đò, ngân sách tỉnh Bình Dương bỏ ra 125 tỷ đồng, thị xã Bến Cát 70 tỷ đồng và Công ty đầu tư và phát triển Thuận Lợi (chủ đầu tư khu dân cư Cầu Đò) hơn 17 tỷ đồng.

Được biết cầu Đò mới dài 165 m, rộng 20 m, bốn làn xe bắc qua sông Thị Tính ở xã An Điền, thị xã Bến Cát, khởi công ngày 11/1, giúp kết nối Bình Dương và Tây Ninh. Cầy cầu này nằm song song cầu cũ đang chạy vào nội ô thị xã Bến Cát. Cầu có điểm đầu nối tỉnh lộ 748, điểm còn lại nối quốc lộ 13, nằm trên tuyến đường tránh trung tâm thị xã; dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025.

Trong 213 tỷ đồng tổng vốn đầu tư dự án này, ngân sách tỉnh Bình Dương bỏ ra 125 tỷ đồng, thị xã Bến Cát 70 tỷ đồng và Công ty đầu tư và phát triển Thuận Lợi (chủ đầu tư khu dân cư Cầu Đò) hơn 17 tỷ đồng. Ngoài xây cầu, chủ đầu tư còn bỏ ra hơn 100 tỷ đồng làm tuyến bờ kè sông dài khoảng 1,2 km chạy dưới chân cầu chống sạt lở, tạo cảnh quan cho khu vực. Khi cầu hoàn thành, người dân địa phương và tỉnh Tây Ninh sẽ rút ngắn thời gian tới trung tâm tỉnh Bình Dương.

Theo Quyết định 2174/QĐ-UBND của UBND tỉnh, đây là cầu bê tông cốt thép dự ứng lực vĩnh cửu; chiều dài cầu hơn 165m, rộng 20m, thiết kế 4 làn xe cơ giới; phần đường dốc đầu cầu hơn 211m; chiều dài tuyến đường nối vào cầu 596m, rộng 25m.

Cầu Đò mới được xây dựng nhằm giúp giảm tải tình trạng quá nhiều phương tiện, trong đó không ít phương tiện lớn đi qua nội ô thị xã Bến Cát gây tình trạng kẹt xe và tiềm ẩn tai nạn giao thông. Cây cầu mới cũng góp phần tạo cảnh quan cho khu vực dọc bờ sông Thị Tính, tạo điều kiện mở rộng việc phát triển vùng đô thị phía Tây của thị xã Bến Cát.

8 dự án giao thông giúp TP Thủ Đức phát triển

Metro Số 1, Vành đai 2, 3, cầu Thủ Thiêm 2, bến xe Miền Đông cùng các dự án mở rộng đường, nút giao… giúp TP Thủ Đức nhanh chóng phát triển.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 9/12 thông qua việc lập TP Thủ Đức trực thuộc TP HCM, trên cơ sở sáp nhập quận 2, 9, Thủ Đức, tổng diện tích hơn 211 km2 và khoảng một triệu dân. Thành phố mới dự kiến góp 30% GDP TP HCM và 7% GDP cả nước, là đầu mối kết nối khu vực Đông Nam bộ nhưng giao thông tại đây bị đánh giá chưa tương xứng, mới đáp ứng 30% nhu cầu. Chính quyền TP HCM đang đẩy nhanh các dự án giúp TP Thủ Đức tăng trưởng nhanh, thay đổi diện mạo giao thông ở khu vực những năm tới.

Metro Số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) tổng vốn đầu tư 43.700 tỷ đồng, dài gần 20 km, trong đó hơn 13 km chạy trên địa bàn TP Thủ Đức, dọc xa lộ Hà Nội. Toàn tuyến có 14 nhà ga (3 ga ngầm, 11 ga trên cao) hiện đạt hơn 78% khối lượng, dự kiến vận hành cuối năm 2021. Đây là tuyến metro đầu tiên của TP HCM, công trình trọng điểm quốc gia, khi đưa vào khai thác sẽ chở lượng lớn hành khách từ TP Thủ Đức, Bình Dương, Đồng Nai ra vào trung tâm thành phố.

Dự án Vành đai 2 dài hơn 64 km, có 3 đoạn đi qua quận 9 và Thủ Đức. Trong đó, đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (quận Thủ Đức), dài gần 3 km, tổng đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng đang triển khai. Hai đoạn còn lại dài 6 km gồm: từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội và từ nút giao Bình Thái qua đường Phạm Văn Đồng, tổng vốn 14.600 tỷ đồng, dự kiến đầu tư bằng vốn ngân sách. Các đoạn này khi xong giúp giảm áp lực giao thông, tăng khả năng vận chuyển hàng hoá ở cảng Trường Thọ (Thủ Đức), cảng Long Bình (quận 9), kết nối cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Đường Vành đai 3 dài hơn 90 km đi qua Long An, TP HCM, Bình Dương và Đồng Nai, chia làm 4 đoạn. Trong đó đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch qua TP Thủ Đức dài gần 18 km, tổng vốn hơn 9.000 tỷ đồng dự kiến khởi công năm sau. Ngoài đoạn này còn có đoạn dài hơn 15 km đi qua TP Thủ Đức với tổng vốn 6.700 tỷ đồng sẽ dùng vốn vay Hàn Quốc và vốn đối ứng Chính phủ. Các đoạn này khi khép kín giúp phát triển kinh tế, xã hội không chỉ cho TP HCM còn cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Dự án mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1 dài 15,7 km, 12-16 làn xe, tổng vốn hơn 4.900 tỷ đồng, hiện hoàn thành khoảng 80%. Đây là trục huyết mạch kết nối TP Thủ Đức với trung tâm TP HCM và Đồng Nai, Bình Dương. Tuyến đường sau khi mở rộng tăng năng lực chuyên chở hàng hoá qua các khu cảng và kết nối trực tiếp với Metro Số 1, bến xe Miền Đông mới cùng các tuyến vành đai.

Nút giao Mỹ Thủy (quận 2) khởi công năm 2016, tổng đầu tư giai đoạn một gần 840 tỷ đồng và giai đoạn hai hơn 1.400 tỷ đồng. Công trình hoàn thành giúp giảm kẹt xe, tai nạn, tăng khả năng chuyên chở ở khu vực cảng Cát Lái – cảng đứng đầu cả nước về sản lượng vận chuyển hàng hóa. Nút giao cũng giúp tăng kết nối các quận 2, 7, 9, cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây… Khởi công cách đây hơn 4 năm nhưng toàn dự án hiện mới đạt 45% khối lượng do chưa có mặt bằng.

Cách đó 3 km nút giao An Phú (quận 2) có 3 tầng với dự án hầm chui đôi, được đề xuất đầu tư giai đoạn một với tổng vốn khoảng 1.000 tỷ đồng. Công trình khi xây dựng cùng với hoàn thành mở rộng cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, kỳ vọng giải quyết ùn tắc và tăng kết nối TP HCM với Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu cùng các tỉnh Đông Nam bộ. Hiện dự án chưa được triển khai.

Cầu Thủ Thiêm 2 được đánh giá có vai trò quan trọng với giao thông TP HCM khi kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) với trung tâm thành phố. Cầu bắc qua sông Sài Gòn, dài hơn 1,4 km, khởi công năm 2015 với tổng vốn gần 3.100 tỷ đồng. Hiện dự án đạt khoảng 70% khối lượng nhưng nhiều hạng mục chưa thể làm tiếp do mặt bằng phía quận 1 gần 13.000 m2 chưa được bàn giao.

Bến xe Miền Đông mới khai thác ngày 10/10 với 22 tuyến cố định từ TP HCM đến Quảng Trị trở ra các tỉnh phía Bắc. Dự án khởi công tháng 4/2017 trên diện tích 16 ha, vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn một 740 tỷ đồng. Đây là bến xe lớn nhất nước, có thể phục vụ hơn 7 triệu lượt khách mỗi năm.

Ông Phan Công Bằng, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết, ngoài các dự án nói trên, ở TP Thủ Đức còn có một số công trình đang triển khai. Đáng chú ý, đường Nguyễn Duy Trinh qua quận 2 và 9 hiện có ba dự án mở rộng chia theo từng đoạn sẽ làm trong các năm tới, tạo thuận lợi cho xe ra vào cảng Phú Hữu, giảm ùn tắc ở khu vực. Quận 9 có dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai, Đỗ Xuân Hợp, Liên Phường, Hoàng Hữu Nam, Lê Văn Việt và Bưng Ông Thoàn… Tuy nhiên, khó khăn về mặt bằng nên một số dự án chậm tiến độ, chưa thể triển khai.

Mới đây trong kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông TP Thủ Đức 10 năm tới, Sở Giao thông Vận tải xác định 5 nhóm dự án cần tập trung để hình thành hệ thống giao thông thông minh, tổng vốn dự kiến hơn 300.000 tỷ đồng. Cụ thể gồm: chương trình đô thị thông minh; hạ tầng đường bộ; metro, buýt nhanh (BRT), đường thuỷ; bến bãi. Riêng giao thông công cộng ở đây được đặt mục tiêu đến năm 2040 đáp ứng từ 50%-60% nhu cầu đi lại của người dân.

Thị trường sàng lọc mạnh, đất nền vẫn sẽ “hot”

Đại dịch Covid -19 xảy ra trên toàn cầu đã làm thay đổi quỹ đạo vận động trên thị trường bất động sản, điều này thật sự đúng tại Việt Nam

Năm 2020, cả thế giới “chao đảo” bởi dịch Covid -19 hoành hành, Việt Nam trở thành điểm sáng, là quốc gia kiểm soát dịch Covid – 19 tốt nhất thế giới. Kéo theo đó là làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài về Việt Nam, các sản phẩm bất động sản (BĐS) có giá trị thương mại cao với đầy đủ pháp lý sẽ lên ngôi trong năm 2021

Đâu sẽ là điểm sáng đầu tư năm 2021?

Theo nhân định của giới chuyên gia bất động sản: trước sự biến động chưa có điểm dừng của thị trường, khi các kênh đầu tư hạn hẹp và bị đóng băng do ảnh hưởng của dịch bệnh, bất động sản vẫn là kênh an toàn và có khả năng sinh lời cao

Tuy nhiên, cũng do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, dòng tiền đầu tư dành cho các loại hình bất động sản có sự thay đổi.

Theo chuyên gia, sang năm 2021, đất nền vẫn là chủ đạo, mặc dù sản phẩm này không được khuyến khích. Hiện nay chưa có cơ chế để xử lý tình trạng “om” đất nền, nhiều người gom giữ nó để thành bãi đất cỏ mọc um tùm…

Nhiều môi giới khó trụ lại với nghề

Năm 2020, thị trường diễn ra mất cân đối, nguồn hàng khan hiếm khiến cho tính cạnh tranh thị trường ngày càng lớn. Nhiều khả năng trong thời gian tới, nhiều môi giới sẽ không trụ được với nghề.

Thực ra nó cũng là cơ hội thanh lọc thị trường. Sự đào thải của nghề này theo đó sẽ khốc liệt hơn. Do vậy nhiều sàn giao dịch bắt đầu chuyển hướng, tìm giải pháp. Trong thời đại công nghệ 4.0, người ta cũng chuyển sang bán hàng bằng công nghệ nhiều hơn.

Nhiều giải pháp bán hàng được các chủ đầu tư áp dụng, làm sao để giảm thiểu các chi phí trong bối cảnh giá cả bị áp lực đẩy lên. Hiện nay thị trường có những chủ đầu tư tự bán, thuê môi giới hay thành lập sàn giao dịch.

Để giải quyết vấn đề, bản thân môi giới phải thay đổi, chuyên nghiệp, hiệu quả và nâng cao trình độ, đường lối chính sách kinh doanh.

Đất nền – Kênh đầu tư “hot” nhất năm 2021

BĐS vẫn là kênh đáng để đầu tư vào lúc này và trong trung hạn. Nếu đầu tư BĐS vào lúc này hoặc năm sau, nên chú trọng vào các dự án đồng bộ, có tiềm năng tăng giá trong trung, dài hạn, không nên lướt sóng.

Chia sẻ về lưu ý của NĐT khi tham gia thị trường BĐS lúc này, ông Nguyễn Mạnh Hà, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS Việt Nam cho hay, dự án đất nền thường là ở xa trung tâm và chỉ phù hợp với người có mức đầu tư nhỏ, vốn ít, đầu tư theo từng giai đoạn.

Đầu tư đất nền đầy đủ hạ tầng, pháp lý minh bạch đang được NĐT ưa chuộng

Theo ông Hà, đối với đầu tư sản phẩm này, quan trọng nhất vẫn là tính pháp lý của dự án, có được cấp phép kinh doanh đất nền hay là đầu tư công trình rồi mới được bán. Đặc biệt, các điều kiện xung quanh hạ tầng giao thông, xã hội, kỹ thuật của khu vực có phát triển không. Đây cũng là yếu tố quan trọng cần lưu ý, vì không thể mua đất nền khi không có hạ tầng

Hình ảnh khách hàng đến nhận sổ đỏ đợt 3
Hình ảnh khách hàng đến nhận sổ đỏ đợt 3 dự án Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương

Còn khi mua nhà để ở mà không phải đầu tư thì điều quan trọng nhất là chọn dự án phù hợp nhu cầu về vị trí, chất lượng, giá cả. Đặc biệt, lựa chọn được chủ đầu tư có uy tín, có thương hiệu, có những dự án đã phát triển, chất lượng và quản lý tòa nhà tốt. Đây là những tiêu chí rất quan trọng. Bởi nhà đầu tư muốn làm ăn lâu dài họ phải làm được dự án tốt. Cuối cùng là phải chọn dự án có pháp lý đầy đủ, có giấy phép xây dựng và được cấp phép kinh doanh.