Hơn 4,3 tỷ USD kiều hối chảy về TP HCM

Hơn 4,3 tỷ USD kiều hối chảy về thành phố trong nửa đầu năm, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ tính riêng trong quý II, lượng kiều hồi đổ về thành phố đạt hơn 2,2 tỷ USD, tăng gần 5% so với quý đầu năm, theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước TP HCM.

Nguồn kiều hối chuyển về TP HCM phần lớn đều trong xu hướng tăng trưởng trong các năm trở lại đây. Kể từ năm 2019, kiều hối chảy về thành phố luôn chiếm ít nhất một nửa lượng kiều hối của cả nước.

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP HCM, cho biết kiều hối chuyển về từ khu vực châu Á và châu Phi tăng trưởng cao so với cùng kỳ và so với quý đầu năm.

Trong đó, châu Á là khu vực đóng góp lớn nhất, chiếm 47% trong quý II, tăng gần 15% so với quý trước. Đây cũng chính là động lực giúp dòng kiều hối đổ về TP HCM tăng cao so với năm trước.

Ông Lệnh đánh giá kiều hối là nguồn lực vàng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của thành phố. Đây là nguồn ngoại tệ, với bản chất là nguồn tiền thu nhập, tích lũy, tiết kiệm của kiều bào. Người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về cho, tặng thân nhân.

Theo số liệu chính thức từ Ngân hàng Nhà nước, kiều hối về Việt Nam mỗi năm trên 10 tỷ USD. Như năm 2021 là 12,5 tỷ USD. Còn nếu theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức hợp tác quốc tế về người di cư. Trung bình ba năm gần đây Việt Nam nhận lên tới 17-18 tỷ USD kiều hối mỗi năm.

Vành đai 3 qua Bình Dương – Góp phần phát triển đô thị

(Xây dựng) – Xuất phát từ tỉnh thuần nông phát triển lên công nghiệp, hơn ai hết Bình Dương rất cần mở rộng kết nối mà trước mắt là kết nối về hạ tầng giao thông với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

Việc khởi công xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giúp thời gian đi lại từ Bình Dương tới Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng được thuận lợi. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tăng cường cơ hội và khả năng hợp tác đầu tư giữa các tỉnh vùng Đông Nam bộ. Cơ cấu lại quỹ đất dọc tuyến Vành đai 3 để phát triển đô thị – thương mại – dịch vụ. Phân luồng giao thông quá cảnh qua Thành phố Hồ Chí Minh góp phần giảm ùn tắc. Nâng cao chất lượng môi trường, cải thiện đời sống xã hội, kinh tế của nhân dân trong vùng.

Hoàn thiện mạng lưới giao thông liên vùng

Trước nay, từ Bình Dương kết nối đi các tỉnh thành trong vùng và cả nước chỉ có tuyến Quốc lộ 13, ĐT 743. Rồi sau này có thêm các tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn, cầu Phú Cường kết nối qua Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), cầu Bạch Đằng , cầu Thủ Biên kết nối qua Đồng Nai… Nay đường Vành đai 3 đã khởi công, sắp tới đường Vành đai 4 và đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành được đầu tư xây dựng sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông liên vùng. Tăng cường khả năng kết nối vùng, nâng cao năng lực vận tải, phát triển kinh tế xã hội…

Đường vành đai 3 đoạn trùng đường Mỹ Phước – Tân Vạn hiện hữu dài 15,3km.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh có tổng chiều dài 76,34km, đi qua 4 tỉnh thành, gồm: Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An. Tổng mức đầu tư 75.378 tỷ đồng, được chia thành 8 dự án thành phần, vận hành độc lập. Đoạn qua tỉnh Bình Dương tổng chiều dài 26,6km, tổng mức đầu tư 19.280 tỷ đồng. Trong đó, đoạn nút giao Tân Vạn dài 2,393km, đoạn Bình Chuẩn – sông Sài Gòn dài 8,9km. Đoạn trùng đường Mỹ Phước – Tân Vạn dài 15,3km.

Tuyến đường vành đai 3 đoạn đi qua tỉnh Bình Dương gồm 2 dự án thành phần: Dự án thành phần 5 – Xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương (bao gồm nút giao Tân Vạn và cầu Bình Gởi) có tổng mức đầu tư là 5.752 tỷ đồng. Và dự án thành phần 6 (bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) có tổng mức đầu tư trên 13.527 tỷ đồng. Dự án do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư.

Theo thiết kế quy mô đầu tư gồm 08 làn xe cao tốc có đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh. Các công trình hạ tầng kỹ thuật. Khi hoàn thiện, đường cao tốc có vận tốc thiết kế 100 km/h. Đường song hành hai bên bố trí tối thiểu 02 làn xe cơ giới và 01 làn xe hỗn hợp mỗi bên, vận tốc thiết kế 60 km/h.

Phối ảnh nút giao Tân Vạn với đường Vành đai 3.

Phát triển đô thị theo hạ tầng giao thông

Mục tiêu của dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối thành phố Hồ Chí Minh với Đồng Nai, Bình Dương, Long An và các địa phương khác trong vùng. Phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư. Qua đó, tạo không gian phát triển mới, khai thác tìm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững. Hiện đại góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Bình Dương cho biết. Việc khởi công dự án thành phần đường Vành đai 3 đoạn qua Bình Dương sẽ tạo sự kết nối liên vùng giữa các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam và kết nối với tỉnh Bình Dương. Từ đó, tạo động lực hình thành các khu vực phát triển đô thị trên địa bàn Bình Dương mà Sở Xây dựng đang nghiên cứu cùng với đề xuất khu vực phát triển đô thị của các địa phương.

Thông qua các khu vực phát triển đô thị này để làm cơ sở mời gọi nhà đầu tư đầu tư các khu đô thị. Khu nhà ở trên địa bàn nhằm góp phần cải tạo, chỉnh trang và tái thiết đô thị. Từng bước xây dựng đô thị Bình Dương ngày càng khang trang và hiện đại, văn minh nghĩa tình và đáng sống.

Phối cảnh nút giao Bình Chuẩn.

Ông Mai Hũng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương cho biết. Đường Vành đai 3 được xây dựng nhằm giảm tình trạng quá tải hạ tầng giao thông ở cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh. Tăng khả năng kết nối đô thị vệ tinh, phát huy hiệu quả lợi thế các tỉnh. Phát triển dịch vụ hạ tầng giao thông, dịch vụ vận tải liên vùng, mở rộng phát triển đô thị, giảm thời gian và chi phí đi lại, vận chuyển hàng hóa góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đường Vành đai 3 sẽ tạo không gian phát triển mới, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững. Hiện đại góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đặc biệt là Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

BÌNH DƯƠNG ĐỨNG THỨ 2 CẢ NƯỚC VỀ ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023

(BDO) Sáng 18-7, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Theo đó, Bình Dương tiếp tục nằm trong top đầu những địa phương có điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT cao nhất cả nước.

Bình Dương tiếp tục nằm trong top có điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT cao

Cụ thể, tỉnh Vĩnh Phúc xếp thứ nhất cả nước, với điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT là 7,16 điểm. Tiếp đó là tỉnh Bình Dương. Với điểm trung bình là 7,08 điểm (năm 2022 tỉnh Bình Dương xếp thứ 3, với điểm trung bình 7,021 điểm). Tỉnh Nam Định đứng thứ 3 với số điểm là 7,02 điểm.

Ở chiều ngược lại, Hà Giang, Cao Bằng và Đắk Lắk là 3 tỉnh có điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 thấp nhất cả nước. Điểm trung bình của 3 tỉnh này lần lượt là 5,24 điểm; 5,76 điểm và 5,85 điểm.

Điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT năm 2023 của các tỉnh, thành (Ảnh chụp hình)

Tra cứu điểm thi tốt ngiệp THPT năm 2023

Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm thi, thí sinh có thể tra cứu điểm thi bằng 3 cách sau: Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 qua website của Sở GD&ĐT tỉnh/thành phố (website của Sở GD&ĐT Bình Dương https://binhduong.edu.vn.); tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 trên hệ thống quản lý Kỳ thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT tại địa chỉ: http://tracuudiem.thitotnghiepthpt.edu.vn/; tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 qua website báo chí.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 18-7 đến hết ngày 27-7, các đơn vị đăng ký dự thi thu nhận đơn phúc khảo, lập danh sách phúc khảo. Hội đồng thi tổ chức phúc khảo xong bài thi (nếu có) chậm nhất ngày 5-8. Sau đó, các Sở GD&ĐT xét công nhận tốt nghiệp THPT sau phúc khảo, hoàn thành chậm nhất ngày 12-8.

Bình Dương cấp tốc tuyển giáo viên, xây thêm trường vì học sinh tăng ‘khủng’

Một công trình trường tiểu học ở TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) sắp đưa vào hoạt động

TPO – Năm học 2023-2024, tỉnh Bình Dương tăng gần 38.000 học sinh, nếu tính theo quy chuẩn thì thiếu hơn 3.000 giáo viên. Ngoài tuyển giáo viên, địa phương này đang tăng tốc hoàn thiện 19 trường học với kinh phí hơn 2.100 tỷ đồng.

Học sinh tăng “khủng”

Ngày 10/7, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Bình Dương cho biết. Năm học 2023 – 2024 tổng số học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh dự kiến khoảng 548.093 em, tăng thêm gần 38.000 học sinh so với năm học 2022 – 2023. Trong đó khối công lập tăng 23.273 học sinh và khối ngoài công lập tăng 13.959 học sinh.

Tuy nhiên, tổng số công chức, viên chức, nhân viên toàn ngành giáo dục và đào tạo tại tỉnh Bình Dương hiện có là 19.878 người (không bao gồm số liệu ngoài công lập và khối giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên cấp huyện). Trong đó, giáo viên là 14.883 người và cán bộ quản lý là 1.048 người.

Theo quy chuẩn về tỷ lệ giáo viên và học sinh. Năm học 2023 – 2024, Bình Dương thiếu 3.241 giáo viên (trong đó thiếu 528 giáo viên mầm non, 1.012 giáo viên tiểu học, 1.550 giáo viên THCS, 151 giáo viên THPT) và 544 viên chức khác.

Một công trình trường tiểu học ở TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) sắp đưa vào hoạt động
Một công trình trường tiểu học ở TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) sắp đưa vào hoạt động

Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu giáo viên

Trong khi đó toàn tỉnh Bình Dương có 732 trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên. Để đáp ứng nhu cầu của học sinh cho năm học mới, Bình Dương đang tăng tốc xây dựng để hoàn thiện. Đưa vào sử dụng 19 công trình trường công lập với tổng mức đầu tư trên 2.100 tỷ đồng.

Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương đã thông báo tuyển dụng. Đang tổng hợp hồ sơ của các thí sinh đăng ký dự tuyển để tham mưu xét tuyển theo quy định. Các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương hiện nay đang triển khai thực hiện công tác tuyển dụng viên chức ngành giáo dục đào tạo tại địa phương theo phân cấp quản lý hiện hành.

Trên cơ sở kết quả sau tuyển dụng. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương tiếp tục phối hợp với Sở Nội vụ để tham mưu UBND tỉnh xem xét, chủ trương hợp đồng viên chức còn thiếu theo quy định; tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện các phương án về phân công giáo viên dạy thêm giờ. Dạy thỉnh giảng nhằm giải quyết tình trạng thiếu giáo viên trong thời gian chưa được tuyển dụng đủ số lượng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà khẳng định. Đã đề nghị các địa phương rà soát, nắm bắt chặt chẽ tình hình học sinh trên địa bàn để vận động, hỗ trợ, dứt khoát không để bất kỳ trẻ em khó khăn nào không được đến trường.