TX.Bến Cát: Khánh thành và khởi công các công trình

(BDO) Sáng 29-8, TX.Bến Cát tổ chức khánh thành công trình nâng cấp, mở rộng đường từ Kho bạc Bến Cát đến Cầu Quan và khởi công công trình xây dựng Cầu Đò mới qua sông Thị Tính, hạng mục đường nối vào cầu. Tham dự buổi lễ có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; lãnh đạo TX.Bến Cát và nguyên lãnh đạo tỉnh, thị xã qua các thời kỳ.

Các đại biểu cắt băng khánh thành công trình nâng cấp, mở rộng đường từ Kho bạc Bến Cát đến Cầu Quan

Công trình nâng cấp, mở rộng đường từ Kho bạc Bến Cát đến Cầu Quan bao gồm hạng mục đường và cầu. Trong đó, tổng chiều dài tuyến đường 918m, bề rộng mặt đường 18m, vỉa hè mỗi bên rộng từ 3m đến 3,5m; tổng chiều dài cầu 52m, rộng 10m; lưới điện trung hạ thế được ngầm hóa; hệ thống chiếu sáng và cây xanh hoàn chỉnh. Đến nay, công trình đã thi công hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.

Công trình nâng cấp, mở rộng đường từ Kho bạc Bến Cát đến Cầu Quan

Công trình xây dựng Cầu Đò mới qua sông Thị Tính bao gồm 2 hạng mục chính: hạng mục cầu với chiều dài hơn 165m, rộng 20m, thiết kế 4 làn xe, đã được thi công hoàn thành; hạng mục đường nối vào cầu với tổng chiều dài tuyến 590m, rộng 25m. Dự kiến thi công hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2024.

Thủ tướng yêu cầu hỗ trợ nhanh thủ tục thành lập Khu kinh tế Long An

Kiến nghị thành lập Khu kinh tế Long An được Thủ tướng chấp thuận, đồng thời yêu cầu các bộ, ngành liên quan hỗ trợ Long An các thủ tục nhanh nhất có thể.

Tại buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính vào chiều 25-7, lãnh đạo tỉnh Long An đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương ủng hộ thành lập Khu kinh tế Long An thuộc địa bàn hai huyện Cần Giuộc, Cần Đước.

Lý do mà Long An đưa ra là dự án này phù hợp với quy hoạch tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt. Vị trí khu kinh tế này rất thuận lợi khi nằm ở cửa ngõ kết nối TP.HCM với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, có đường vành đai 4 TP.HCM đi qua. Ngoài yếu tố này, dự án cũng thuận lợi trên cả đường thủy nội địa, đường biển, đường bộ và liên kết chặt chẽ trong chuỗi phát triển kinh tế công nghiệp – đô thị – dịch vụ.

Đây cũng là dự án hiện nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư tiềm năng trong nước và nước ngoài.

Các bộ, ngành tham gia buổi làm việc cũng thể hiện quan điểm đồng tình với kiến nghị này của tỉnh Long An và Thủ tướng cũng thể hiện sự đồng tình.

“Đề nghị Văn phòng Chính phủ nêu rõ trong kết luận của Thủ tướng để các bộ, ngành cùng lập thủ tục thành lập khu kinh tế tại huyện Cần Giuộc, Cần Đước. Đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải hoàn thành các thủ tục nhanh nhất có thể”, Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đồng tình với các kiến nghị khác của Long An về việc sớm bố trí kinh phí hỗ trợ các hộ dân ảnh hưởng cắm mốc biên giới. Đồng thời, bố trí vốn thực hiện đầu tư tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) – Đức Hòa (tỉnh Long An) – Mỹ An (tỉnh Đồng Tháp) và quốc lộ N1 kết nối giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM qua Đông Nam Bộ đi các tỉnh Tây Nguyên và hỗ trợ vốn đầu tư các dự án kè phòng chống sạt lở trên địa bàn tỉnh Long An.

Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu Long An phải luôn chủ động, tăng thu, giảm chi, tiết kiệm chi phí để thực hiện các dự án trên tinh thần trung ương và địa phương cùng làm, tránh ỷ lại.

5 thành phố trực thuộc tỉnh có dân số lớn nhất Việt Nam

3/5 thành phố trực thuộc tỉnh có dân số lớn nhất cả nước nằm tại khu vực phía Nam.

Thành phố Biên Hòa

Theo Cục Thống kê Đồng Nai, dân số Biên Hòa đạt khoảng 1,1 triệu người. Hiện, thành phố Biên Hòa là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất Việt Nam, có tốc độ gia tăng dân số hàng năm lớn nhất Đồng Nai.

Thành phố Biên Hòa cách trung tâm TP. HCM 30 km, cách TP Vũng Tàu 90 km. Thành phố Biên Hòa hiện là đầu mối giao thông lớn trong vùng kinh tế phía Nam, tập trung đông khu công nghiệp.

Theo UBND tỉnh, dự báo quy mô dân số của TP.Biên Hòa đến năm 2030 khoảng 1,5-1,6 triệu người, do đó quy hoạch đất xây dựng từ 19,5-20 ngàn ha. TP.Biên Hòa có diện tích đất tự nhiên là hơn 26.360ha, các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đều thực hiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn của đô thị loại I. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, TP.Biên Hòa có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, xây dựng cho phù hợp với tình hình phát triển của địa phương để khai thác các tiềm năng, lợi thế.

Thành phố Huế

Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế có dân số đạt khoảng là 652,57 nghìn người, là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số lớn thứ 2 cả nước. Thành phố Huế có mật độ dân số đạt 2.453 người/km². Nằm gần dãy núi Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hương, có độ cao trung bình khoảng 3 – 4 m so với mực nước biển.

Thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, trên trục Bắc – Nam của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, gần tuyến hành lang Đông – Tây của tuyến đường Xuyên Á, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ với các trung tâm kinh tế đang phát triển…, có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối dễ dàng với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

Thành phố Thuận An

Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương có dân số đạt khoảng 623,75 nghìn người, đây là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số lớn thứ 3 cả nước. Trong những năm qua, thành phố Thuận An đã tập trung chỉ đạo, huy động hiệu quả nhiều nguồn lực để khai thác tối đa lợi thế về vị trí, tiềm năng.

Đẩy nhanh tốc độ xây dựng đô thị phù hợp với không gian phát triển chung của vùng, tạo nền tảng sớm đưa TP.Thuận An trở thành trung tâm đô thị – dịch vụ, tăng nhanh tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, phát triển đô thị bền vững gắn với hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

TP.Thuận An đặt mục tiêu khai thác tối đa lợi thế về vị trí, tiềm năng, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển mạnh hạ tầng, cải tạo chỉnh trang đô thị đạt các tiêu chí đô thị loại I gắn với phát triển ngành dịch vụ.

Thành phố Thanh Hóa

Thành phố Thanh hóa, tỉnh Thanh Hóa có dân số đạt khoảng 610 nghìn người, đây là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số lớn thứ 4 cả nước.

Thành phố Thanh Hóa nằm hai bên bờ sông Mã, có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá ôn hòa. Nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km về phía Nam. Thành phố Thanh Hóa cách sân bay Sao Vàng 45 km về phía Tây, cách Khu kinh tế Nghi Sơn 80km về phía Nam, cách thành phố biển Sầm Sơn 16km về phía Đông, có cảng Lễ Môn.

Thành phố Thanh Hóa nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, các quốc lộ 1A, 45, 47; cảng Lễ Môn và hệ thống sông ngòi dày đặc.

Nhờ đó, thành phố Thanh Hóa đã trở thành trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa của tỉnh Thanh Hóa, đồng thời ở vào vị thế thuận lợi trong việc giao thương với tất cả các tỉnh trong nước.

Thành phố Tân Uyên

Thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương có quy mô dân số 466,053 nghìn người, đây là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số lớn thứ 5 cả nước. Thành phố Tân Uyên giáp các thành phố Dĩ An, Thủ Dầu Một, Thuận An, thị xã Bến Cát, huyện Bắc Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương và huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Với vị trí địa lý đặc biệt, thành phố Tân Uyên là địa bàn quan trọng của tỉnh cả về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa, xã hội, thuận lợi trong việc thu hút đầu tư các ngành như công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Trên địa bàn thành phố có hệ thống giao thông đối ngoại, giúp việc giao thương, vận chuyển hàng hóa luân chuyển đi các tỉnh, thành phía Nam; có cảng Thạnh Phước là cảng sông đầu tiên của thành phố, mở ra nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực logistics.

Long An xây dựng chiến lược thu hút đầu tư Nhật Bản

Tỉnh Long An đang nỗ lực phát triển nhân lực, cải cách thủ tục hành chính và hạ tầng dịch vụ để kêu gọi đầu tư, đặc biệt là với các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản.

6 tháng đầu năm, tỉnh Long An đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 39 dự án FDI. Tuy nhiên trong tổng số 10 tỷ USD, vốn từ các doanh nghiệp Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 10%.

Hội nghị xúc tiến đầu tư giữa Nhật Bản và Long An vừa được tổ chức. Nổi bật là chính sách phát triển nhân lực giữa 2 bên, sẽ có hàng ngàn lao động địa phương được tiếp cận môi trường làm việc tại Nhật Bản.

“Chúng tôi rất cần lao động, khi lao động Long An qua Nhật Bản, các bạn sẽ được học ngoại ngữ, hoàn thiện kỹ năng sau đó quay về Long An làm việc cho các doanh nghiệp Nhật Bản”, ông Oigawa Kazuhiko, Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản, cho biết.

“Long An cũng muốn phối hợp giữa hai nước phát triển thị trường lao động, trên cơ sở đó, chúng ta sẽ tìm hiểu, học hỏi thêm những kiến thức để mang về phục vụ cho tỉnh Long An”, ông Huỳnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, cho hay.

Thành phố Tân An, tỉnh Long An

Cải cách thủ tục hành chính, nhanh, tinh gọn cũng là khâu then chốt để Long An tạo được sức hút với các doanh nghiệp FDI.

Để tạo sức hút mạnh hơn với nguồn lực đến từ Nhật Bản, tỉnh Long An còn tập trung đào tạo được nguồn nhân lực biết ngoại ngữ; có khu đô thị cho các chuyên gia, doanh nghiệp qua sống, làm việc.

“Chúng tôi cần nhân lực biết ngoại ngữ để tiếp cận máy móc công nghệ cao. Thứ hai, khi người Nhật qua đây khoảng trên dưới 30 tuổi thì kèm theo gia đình, nên họ cần khu đô thị văn minh, phù hợp”, ông Matsumoto Nobuyuki, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh, nói.

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản cũng nhận định, Long An là địa phương có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư khi quỹ đất dành cho sản xuất còn nhiều; cơ chế thông thoáng. Đây cũng là địa phương có các nhà đầu tư Nhật Bản dẫn đầu khu vực ĐBSCL.