Thiệt hại lớn nếu hợp đồng mua nhà-đất ghi giá bán thấp hơn thực tế

bán_Đất_nền

Khi mua bán nhà đất, nhiều trường hợp các bên đã thỏa thuận ghi giá bán trong hợp đồng công chứng thấp hơn giá trị thực tế rất nhiều nhằm giảm tiền thuế thu nhập cá nhân cho người bán; đổi lại người mua được người bán giảm một ít tiền phải trả. Việc làm nêu trên được nhiều người trong giới bất động sản xem là thỏa thuận để đôi bên cùng có lợi.

Tuy nhiên, đây là sự thỏa thuận dễ dẫn đến rủi ro pháp lý cho các bên; đặc biệt, người mua phải gánh lấy nhiều thiệt hại. Sau đây, tác giả trình bày một số rủi ro cơ bản có thể xảy ra đối với các bên.

 

Thứ nhất, rõ ràng các bên thỏa thuận giá mua bán nhà đất thấp hơn giá trị thực tế nhằm trốn thuế thu nhập cá nhân, đây là hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Trường hợp thỏa thuận này nếu bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện sẽ tùy vào mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, hợp đồng mua bán nêu trên dù đã được công chứng nhưng vẫn có thể bị tòa án tuyên vô hiệu vì hợp đồng được xác lập nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Khi hợp đồng bị tòa án tuyên vô hiệu thì các bên phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận (người bán hoàn trả tiền đã nhận, người mua hoàn trả nhà đất).

Như vậy, người mua sẽ bị thiệt hại rất lớn nếu người bán chỉ trả lại số tiền đã nhận bằng với số tiền ghi trong hợp đồng công chứng (số tiền này thấp hơn số tiền thực tế mà người mua đã trả), lúc này người mua cũng đành chấp nhận vì giấy trắng mực đen rất rõ ràng, không có bằng chứng để chứng minh mình đã đưa tiền cho người bán nhiều hơn.

bán_đất_nền

Do đó, khi mua bán nhà đất các bên không nên vì lợi ích nhỏ trước mắt mà cần thể hiện thiện chí trung thực, tôn trọng pháp luật để tránh rủi ro pháp lý và thiệt hại lớn sau này.

Thổ Kim

 

Bạn đã biết quyền lợi của người mua bất động sản hình thành trong tương lai hay chưa ?

bán_đất_nền

Để Hoàng Hưng Thịnh “nói cho mà nghe”: trong giao dịch BĐS (bất động sản) hiện nay, nếu các CĐT (chủ đầu tư), bên phân phối luôn có sự chuẩn bị kỹ về luật thì người mua nhà phần nhiều thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về vấn đề này.

Điều này khiến bên mua luôn là bên chịu thiệt trong giao dịch, nhất là những giao dịch phát sinh ở loại hình mua bán dự án hình thành trong tương lai.

Hoàng Hưng Thịnh thấy rằng : định kiến “tham thì thâm, có chơi có chịu” khi bị lừa trong giao dịch BĐS là rất sai lầm vì bên mua hoàn toàn có quyền mưu cầu lợi ích và được pháp luật bảo vệ. Để tránh rủi ro khi mua bán, bên cạnh nhận diện những rủi ro pháp lý, vướng mắc thường gặp, bên mua cần nắm rõ các quyền lợi của mình trong giao dịch nhà trên giấy. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: được thẩm tra điều kiện mở bán

Giao dịch bán nhà trên giấy có thể xem là có mức độ rủi ro cao hơn so với các BĐS có sẵn. Việc kinh doanh BĐS hình thành trong tương lai chỉ được thực hiện khi BĐS đáp ứng đủ điều kiện bắt buộc được đưa vào kinh doanh. Trước khi ký HĐMB (hợp đồng mua bán), bên mua hoàn toàn có quyền yêu cầu bên bán cung cấp đầy đủ các giấy tờ pháp lý kèm theo như hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công, giấy phép xây dựng, giấy tờ về quyền sử dụng đất…

Bên cạnh việc kiểm tra thông tin với CĐT, người mua còn phải kiểm tra đối chiếu với thông tin bên môi giới. Nếu phát hiện sai phạm thì cần linh hoạt trao đổi với CĐT để làm rõ.

Thứ hai: được thương lượng hợp đồng mua bán

Hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai là HĐ dân sự. Mẫu HĐ chuẩn chỉ là cái cớ mà nhân viên kinh doanh đưa ra để lờ đi việc đàm phán các điều khoản. Việc CĐT có bộ HĐMB không thuộc điều chỉnh của luật và chỉ ký với bên mua các thỏa thuận dân sự là không đúng.

Bên mua cần lưu ý rằng, kinh doanh BĐS là kinh doanh có điều kiện, giao dịch phải bằng hợp đồng theo hình thức được quy định. Người mua nhà hoàn toàn có quyền thương thuyết, thêm bớt hay thay đổi điều khoản HĐ trước khi ký.

BÁN_ĐẤT_NỀN

Thứ ba: được Ngân hàng bảo lãnh

Khi giao dịch dự án, phải tìm hiểu xem dự án đã được ngân hàng bảo lãnh hay chưa. Một khi CĐT không bàn giao nhà như cam kết, bên mua khiếu nại và CĐT không chịu giải quyết thì ngân hàng sẽ là bên có trách nhiệm bảo lãnh nghĩa vụ tài chính giải quyết giúp người mua trong trường hợp này.

Cụ thể, người mua nên chủ động lưu giữ chứng cứ, tạo lập bằng chứng chứng minh đã đến thời hạn bàn giao nhà nhưng CĐT không bàn giao và vi phạm cam kết bàn giao nhà. Lúc này người mua cần gửi ngay yêu cầu buộc CĐT thực hiện bảo lãnh đến ngân hàng trong thời hạn sớm nhất.

Thứ tư: thanh toán đúng quy định pháp luật

Luật đã quy định bên mua chỉ thanh toán đợt đầu không quá 30% giá trị hợp đồng, những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng nhưng tổng số không quá 70% giá trị HĐ khi chưa bàn giao. Tuy nhiên hiện nay bên mua thường phải thanh toán từ 95-100% ngay trước khi bàn giao. Người mua cần nắm rõ quyền lợi thanh toán của mình để tránh tranh chấp  sai phạm thực tế trong giao dịch với CĐT.

Thứ năm: chỉ ký HĐ mua khi dự án đã giải chấp

CĐT thế chấp dự án để vay ngân hàng đầu tư nhưng chỉ được ký HĐ mua bán với người mua sau khi giải chấp. Bên mua cần tìm hiểu dự án đang được thế chấp ở ngân hàng nào, thời gian bao lâu và khả năng giải chấp có khả thi không.

Kỹ lưỡng hơn, bên mua có thể thẩm định CĐT có văn bản chứng minh là chưa được thế chấp hoặc có văn bản giải chấp hay chưa.

Thứ sáu: đưa nhà mẫu vào phụ lục HĐ

Yêu cầu CĐT đưa nhà mẫu vào phụ lục HĐ để xác định đó sẽ là mẫu nhà hoặc cấu trúc nhà sẽ bàn giao. Điều này là hết sức cần thiết vì nhà mẫu là thông tin đối chiếu chính xác để bên mua ra quyết định về việc mua sản phẩm giống như vậy.

Song song đó, sự chênh lệch giữa thông tin nhà theo hợp đồng và nhà được bàn giao thường là cấu trúc kỹ thuật, lối đi, khu sinh hoạt… mà thỏa thuận chung chung sẽ không thể bảo vệ bên mua sau này.

Thứ bảy: người mua được bồi thường khi CĐT chậm bàn giao

Khi chậm bàn giao, CĐT thường lấy lý do hoàn cảnh để bên mua thông cảm. Trong trường hợp này thì bên mua thường thua thiệt vì HĐ không quy định về trách nhiệm cụ thể khi chậm bàn giao. Theo đúng luật, bên mua được quyền đưa ra yêu cầu, cam kết bồi thường đều bằng văn bản cụ thể. Nếu CĐT tiếp tục vi phạm thì bên mua có quyền tiến hành các biện pháp pháp lý và công khai thông tin.

Thứ tám: được thỏa thuận những chi phí khác

Ngoài tiền mua BĐS, các bên thỏa thuận rõ ràng về các khoản phí khác và khoản chi trong tương lai như: chi phí quản lý, dịch vụ phát sinh đi kèm với việc bảo trì, sử dụng BĐS tại thời điểm bắt đầu mua căn hộ sẽ khác với lúc nhận bàn giao.

CÔNG TY HOÀNG HƯNG THỊNH

Giá nhà đất trong khu đô thị phức hợp ở Sài Gòn luôn “bỏng tay”

bán_đất_nền

Với giá thấp nhất cũng từ chục tỷ, cao nhất có khi lên cả trăm tỷ, nhà đất trong các khu đô thị phức hợp tại TP.HCM chưa bao giờ hết “nóng”. Loại bất động sản này có thể tăng giá liên tục qua các năm, tùy theo tốc độ định hình hạ tầng và tiện ích nội khu của dự án.

Trong đợt mở bán nhà phố thương mại tại một dự án khu đô thị phức hợp thuộc khu vực bán đảo Hiệp Bình Phước (quận Thủ Đức) mới đây, dù giá sản phẩm sơ cấp từ 19-24 tỷ đồng/căn nhưng gần như 100% nền đất đã được nhà đầu tư xuống tiền. Dòng sản phẩm biệt thự ven sông tại dự án này chưa chào bán, mới chỉ cho giữ chỗ với giá dự kiến thấp nhất 20 tỷ đồng nhưng giờ cũng khó tìm được vị trí đẹp để mua, vì nhà đầu tư đã tranh giữ chỗ từ trước đó khá lâu.

Ông Nguyễn Hồng Đức, một nhà đầu tư tại TP.HCM cho biết, với sản phẩm nhà phố, biệt thự được triển khai trong một khu đô thị phức hợp quy mô hạ tầng lớn thì mức giá 20-25 tỷ đồng/căn là rất hấp dẫn. Nếu nhìn vào giá chào bán gần trăm tỷ một sản phẩm tại các khu đô thị phức hợp quy mô tương tự đã triển khai ở TP.HCM như Phú Mỹ Hưng, Sala, Dragon City… thì giá nhà ở đây là vô cùng tiềm năng. Được biết, ăn theo dự án này, nhiều lô đất gần kề ngoài dự án cũng được điều chỉnh tăng giá mạnh, từ mức 60-80 triệu/m2 lên gần 90-180 triệu/m2.

bán_đất_nền-bình-dương

Tương tự, tại một khu đô thị phức hợp đang được triển khai ở Long Thạnh Mỹ, quận 9, ngay khi mới san lấp mặt bằng, chưa có thông tin mở bán, phần lớn sản phẩm nhà phố, biệt thự trong dự án đã được dân đầu tư tranh nhau đặt mua. Đến khi có thông tin mở bán chính thức, giá tăng thêm hơn 30% so với mức dự kiến, vậy mà các suất đầu tư tại dự án này vẫn không hề hạ nhiệt. Không chỉ giá bán nội tại dự án này tăng mạnh, đất thuộc các khu vực lân cận cũng liên tục tăng, ăn theo qua từng tháng.

TP.HCM không thiếu các dự án quy mô, các khu dân cư lớn nhưng những dự án đúng tiêu chuẩn khu đô thị phức hợp thì không nhiều, hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay và hầu hết đều thuộc dạng “đắt xắt ra miếng”. Muốn sở hữu nhà trong các khu đô thị quy mô lớn, vừa có lợi thế vị trí, cảnh quan, vừa có hạ tầng được quy hoạch chuyên nghiệp thường đòi hỏi tài chính rất lớn. Giai đoạn đầu triển khai, giá sản phẩm trong dự án khá mềm, còn khi đã dần đi vào hoàn thiện, muốn sở hữu có khi phải bỏ ra cả trăm tỷ đồng. Vì vậy, không chỉ người mua ở mà phần lớn dân đầu tư đều tranh nhau sở hữu ngay thời điểm đầu tiên.

Theo khảo sát  về giá bán tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng – khu phức hợp đầu tiên của TP.HCM, thời điểm 2014, giá một căn biệt thự phố vườn tầm 12-20 tỷ/căn, còn biệt đơn lập từ 33-50 tỷ/căn. Hiện giá chào bán hai dòng sản phẩm này lần lượt từ 35-80 tỷ đồng/căn và từ 90-200 tỷ đồng/căn.

Sau Phú Mỹ Hưng, những khu đô thị tích hợp tương tự cũng xuất hiện tại khu Đông và khu Nam TP.HCM. Đơn cử, Khu đô thị Sala (quận 2) của Đại Quang Minh, Van Phuc City của Tập đoàn Đại Phúc (Thủ Đức), Vinhome Central Park (Bình Thạnh), Dragon City (Nhà Bè) và mới đây nhất là Vinhomes Grand Park (quận 9) của Vingroup. Điểm chung của hầu hết các khu đô thị phức hợp này là được đầu tư quy mô bài bản, tích hợp các phân khúc bất động sản là căn hộ chung cư, nhà phố, biệt thự, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí mua sắm, công viên, bệnh viện, trường học quốc tế… Cùng với đó, giá trị BĐS cũng tăng theo cấp số nhân mỗi năm.

Cụ thể, sản phẩm nhà phố, biệt thự trong khu đô thị Vinhomes Central Park thời điểm 2017 được bán với giá từ 40-110 tỷ đồng/căn. Hiện tại, để mua được sản phẩm này khách hàng phải bỏ ra từ 65-180 tỷ đồng/căn, tăng 25-70 tỷ đồng chỉ sau 2 năm. Khu đô thị Sala của Đại Quang Minh có giá bán hiện tại vào khoảng 65-200 tỷ đồng/căn, tăng gấp 5 lần mức giá chào bán thời điểm 2014.

Van Phuc City của Tập đoàn Đại Phúc, một trong những dự án tâm điểm của thị trường Đông Bắc TP.HCM dù vẫn đang trong giai đoạn triển khai cũng có giá bán tăng chóng mặt. Nếu thời điểm 2014, các nền đất đầu tiên tại dự án này được chào bán ra thị trường chỉ vào khoảng hơn 30 triệu/m2 thì hiện nay giá đất tại đây đã tăng lên trung bình 135-150 triệu/m2, gấp 5 lần so với mức giá bán thời điểm đầu tiên. Dự kiến giá đất tại đây sẽ tiếp tục tăng mạnh bởi còn rất nhiều hạng mục hạ tầng quy mô vẫn trong giai đoạn phát triển.

bán_đất_nền_bình_dương

Phân tích nguyên nhân khiến giá đất trong các khu đô thị phức hợp thường tăng mạnh, bà Nguyễn Hương, TGĐ Công ty CP BĐS Đại Phúc Land cho rằng, do các khu đô thị này có nhiều lợi thế sống và gia tăng giá trị hơn các đô thị thông thường. Các khu đô thị phức hợp có sự phát triển bài bản, dài hạn và ổn định, tích hợp đầy đủ các công năng, tiện ích khép kín cho người dân. Bên cạnh sản phẩm nhà ở, nội hàm của các khu phức hợp còn bao gồm các cơ sở vật chất khác như văn phòng, bán lẻ, trường học, bệnh viện, phù hợp gia tăng giá trị kinh doanh và đầu tư theo từng giai đoạn.

Ngoài ra, không gian sống cũng là điểm cộng của các khu phức hợp khi được đầu tư nhiều mảng xanh như công viên, sông hồ và các khu vực cộng đồng… Nhìn chung, các khu phức hợp đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ cư dân từ giải trí đến chăm sóc sức khỏe. Đây cũng chính là những yếu tố giúp giá trị sống và giá trị đầu tư vào sản phẩm nhà ở tại các khu đô thị phức hợp cao hơn hẳn những dự án thông thường.

Trích nguồn: unihome

Thủ Thừa: Khởi công nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 818

Ngày 19/6/2019, Công ty cổ phần Phát triển Khu công nghiệp và Đô thị Thủ Thừa IDICO-CONAC tổ chức lễ khởi công công trình nâng cấp, mở rộng đường tỉnh đường tỉnh 818 đoạn từ quốc lộ 1A đến thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Ông Nguyễn Hoài Trung – Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An, ông Dương Văn Tuấn – Bí thư huyện ủy Thủ Thừa, ông Nguyễn Đăng Minh Xuân – Phó chủ tịch UBND huyện Thủ Thừa tham dự buổi lễ.

Công trình nâng cấp, mở rộng đường tỉnh đường tỉnh 818 đoạn từ Quốc lộ 1A đến thị trấn Thủ Thừa do Công ty cổ phần Phát triển Khu công nghiệp và Đô thị Thủ Thừa IDICO-CONAC làm chủ đầu tư bằng nguồn vốn của đơn vị với tổng kinh phí trên 106 tỷ 418 triệu đồng. Công trình có chiều dài 3.432m bao gồm cầu vượt cao tốc số 3; chiều rộng mặt đường 14m, gồm 4 làn xe hỗn hợp, chiều rộng vỉa hè mỗi bên 2,25m, được đầu tư đồng bộ với hệ thống thoát nước, cây xanh, vỉa hè, điện chiếu sáng và hệ thống an toàn giao thông.Vận tốc thiết kế: 60km/h; Tải trọng thiết kế đường theo trục tiêu chuẩn 10T. Dự kiến công trình hoàn thành sau 12 tháng thi công.

bán_đất_nền

Dự án công trình có điểm đầu giao với Quốc lộ 1 tại Km1940+335 và kết thúc tại Km3+431 giao với đường vào thị trấn Thủ Thừa. Đây là tuyến giao thông huyết mạch phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa từ Khu công nghiệp Hòa Bình và thị trấn của huyện Thủ Thừa đi ra hưởng Quốc 1. Ngoài ra, dự án còn phục vụ lưu thông các xã dọc theo tuyến Quốc lộ N2 thông qua đường cặp kênh Bo Bo ra Quốc lộ 1.

Công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần giải quyết áp lực giao thông, tạo thông thoáng cho các phương tiện qua lại, góp phần chỉnh trang đô thị, ổn định và cải thiện đời sống của các hộ dân hai bên đường.

 Mộng Đào – Trung Hiếu