Bất động sản Tây Bắc TP.HCM thu hút nhà đầu tư nhờ kết nối hạ tầng

bán_đất_nền

Liền kề TP.HCM, còn nhiều quỹ đất và hưởng lợi từ các dự án giao thông nghìn tỷ, BĐS Tây Bắc trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết và nhanh chóng lọt vào mắt xanh của nhiều doanh nghiệp địa ốc.

Khu vực Tây Bắc TP.HCM tập trung nhiều quỹ đất sạch, thuộc quy hoạch TP.HCM mở rộng đang là điểm đến lý tưởng của nhà đầu tư. Chưa kể, Tây Bắc là nơi được đầu tư nhiều dự án giao thông có quy mô, như Hầm chui giao lộ An Sương (Quận 12 – Hóc Môn đi Long An, Tây Ninh), Tuyến Metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) nối Bến Thành (Quận 1) về đường Trường Chinh và tới Bến xe An Sương, hay Đường vành đai 4 với tổng chiều dài toàn tuyến 35,8 km. Thêm vào đó, tuyến xe buýt nhanh BRT số 1 khi được triển khai xây dựng sẽ giúp việc lưu thông của người dân sinh sống ở khu vực phía Tây vào trung tâm TP.HCM dễ dàng.

bán_đất_nền_bình_dương

Ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, nhà nước cũng chú trọng đẩy mạnh hạ tầng kỹ thuật. Trong đó phải kể đến các công trình phục vụ đời sống của người dân khu vực Tây Bắc, như: Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, Hệ thống siêu thị, Làng đại học Quốc tế Tây Bắc, Sân Golf, Công viên… Không lâu, khi các công trình hạ tầng hoàn thiện và đưa vào sử dụng, khu vực Tây Bắc TP.HCM sẽ trở nên nhộn nhịp bởi lượng lớn người dân kéo về sinh sống. Từ đó, tạo động lực cho thị trường BĐS nơi đây phát triển.

Theo quy hoạch, khu Tây Bắc sẽ có hướng phát triển thành tiểu vùng kinh tế của TP.HCM. Trong đó, TP.HCM sẽ là đô thị hạt nhân trung tâm của vùng, còn khu đô thị Củ Chi – Hậu Nghĩa – Đức Hòa là đô thị động lực phát triển phía Tây Bắc. Là một trong những đô thị vệ tinh TP.HCM và kết nối nhiều tuyến đường vào khu Nam Sài Gòn, Đức Hòa (Long An) với tiềm năng sinh lời BĐS rất cao. Theo đó, Đức Hòa trở thành đô thị loại III, là trung tâm Hành chính – Chính trị – Thương mại – Dịch vụ của vùng. Đồng thời, Đức Hòa cũng sẽ là trung tâm Thương Mại – Dịch vụ, Giáo dục – Đào tạo và trung tâm công nghiệp tại khu vực Tây Bắc. Ngoài ra, đây sẽ là trục hành lang kinh tế lớn nhất TP.HCM dọc theo Quốc lộ 22 gắn với khu kinh tế của khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát.

bán_đất_nền_bình_dương

Nắm bắt điểm sáng từ thị trường, Young Town Tây Bắc Sài Gòn do Thắng Lợi Group phát triển đã ra mắt thị trường. Đây là dự án BĐS xanh tại khu vực phía Tây Bắc, thuộc quy hoạch TP.HCM mở rộng. Dự án được phê duyệt quy hoạch 1/500, pháp lý vững vàng. Young Town Tây Bắc Sài Gòn có quy mô toàn dự án là 20 ha, được chia làm 2 giai đoạn. Hiện dự án đang triển khai giai đoạn 1 với 9,5 ha gồm 102 nhà phố vườn được thiết kế theo phong cách tân cổ điển và 459 sản phẩm đất nền.

CÔNG TY HOÀNG HƯNG THỊNH

 

Thành phố nào của Việt Nam sẽ trở thành trung tâm dịch vụ bất động sản lớn trong khu vực trong 10 năm tới?

bán_đất_nền_bình_Dương

Trung tâm dịch vụ bất động sản không chỉ có nhà ở, văn phòng làm việc, mà còn bao gồm bất động sản công nghiệp, thương mại, du lịch, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, vui chơi giải trí…

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM cho biết thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, với vị thế là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, là đô thị hạt nhân của Vùng thành phố Hồ Chí Minh, phát triển theo mô hình tập trung đa cực, là cửa ngõ và đầu mối giao thương của cả nước và quốc tế. Mục tiêu phấn đấu của thành phố đến năm 2030 đạt tỷ lệ đô thị hóa khoảng từ 80 – 90%, tương đương với các nước phát triển.

Để góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thành phố theo hướng dịch vụ và định hướng quy hoạch phát triển hạ tầng dịch vụ của thành phố từ nay đến năm 2030, Ủy ban nhân dân thành phố đã quyết định xây dựng “Đề án xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm dịch vụ bất động sản của khu vực và cả nước”.

bán_đất_nền_bình_dương

Thị trường bất động sản không chỉ có nhà ở, văn phòng làm việc, mà còn bao gồm bất động sản công nghiệp, thương mại, du lịch, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, vui chơi giải trí… Theo thống kê của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản có liên quan đến hơn 90 ngành nghề và sử dụng khoảng 10.000 sản phẩm của nền kinh tế.

Dịch vụ bất động sản là các hoạt động hỗ trợ đầu tư, kinh doanh bất động sản và thị trường bất động sản. Bao gồm các loại dịch vụ tư vấn đầu tư bất động sản; tư vấn tài chính bất động sản; tư vấn pháp luật bất động sản; môi giới bất động sản; sàn giao dịch bất động sản; định giá bất động sản; đấu giá bất động sản; triển lãm, quảng cáo bất động sản; quản lý bất động sản…

Để trở thành trung tâm dịch vụ của khu vực và cả nước, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư và khách hàng trong nước, quốc tế, ông Châu nhận định thành phố Hồ Chí Minh cần phải đáp ứng được 4 yêu cầu cơ bản.

Thứ nhất, thị trường bất động sản của thành phố phải tiệm cận được các chuẩn mực quốc tế; Phát triển bất động sản theo hướng xanh và thông minh; Sản phẩm bất động sản đa dạng; Có tỷ suất sinh lợi hấp dẫn trong trung hạn, dài hạn; Có khả năng chống chịu khủng hoảng; Trong tương quan so sánh, phải ít tiềm ẩn rủi ro hơn so với các nước trong khu vực, nhất là trong điều kiện độ mở của nền kinh tế nước ta rất lớn.

Thứ hai, môi trường kinh doanh nói chung và môi trường kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bất động sản phải minh bạch, bình đẳng, công bằng, cạnh tranh lành mạnh.

Thứ ba, cơ sở dữ liệu về thị trường bất động sản phải được cập nhật đầy đủ, trung thực, theo thời gian thực (Real time) mà mọi người đều truy cập được.

Thứ tư, phải phát triển đồng bộ cả cơ sở hạ tầng vật thể và cơ sở hạ tầng phi vật thể, như hạ tầng giao thông, vận tải; hạ tầng năng lượng; hạ tầng kỹ thuật đô thị và quy hoạch phát triển đô thị; hạ tầng mạng (cả đường truyền, phần cứng và phần mềm); hạ tầng tài chính, ngân hàng; hạ tầng dữ liệu lớn (Big Data); hạ tầng pháp lý; nguồn nhân lực…

bán_đất_nền

Để xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm dịch vụ bất động sản của khu vực và cả nước, ông Châu cho biết cần phải thực hiện các 6 giải pháp đề xuất.

Thứ nhất, phải giải quyết 3 điểm nghẽn. Điểm nghẽn về thể chế pháp luật cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo tính thống nhất, tính hệ thống, tính đồng bộ và tính khả thi; Thực thi pháp luật công minh; Quy trình thủ tục hành chính minh bạch; hình thành “chính quyền phục vụ”, kiến tạo, đồng hành với doanh nghiệp; Xây dựng nền tảng đạo đức công vụ.

Giải quyết điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng. Từ nay đến năm 2030, cần ưu tiên phát triển có chọn lọc hệ thống hạ tầng giao thông, vận tải (logistics), hạ tầng kỹ thuật đô thị, quy hoạch phát triển đô thị, hạ tầng mạng tiệm cận chuẩn mực quốc tế; đảm bảo an ninh năng lượng nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Giải quyết điểm nghẽn về chất lượng nguồn nhân lực. Coi giáo dục là quốc sách, nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học, đào tạo chuyên viên kỹ thuật, công nhân lành nghề, tăng cường huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp, công nghệ thông tin, sử dụng tiếng Anh là phổ biến chỉ sau tiếng Việt, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và hội nhập quốc tế.

Thứ hai cần tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh. Xây dựng cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ, hiệu quả, làm giàu chính đáng và đóng góp lớn cho đất nước. Đảm bảo sự bình đẳng, công bằng đối với khu vực kinh tế tư nhân, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và khu vực kinh tế nhà nước.

Thứ ba, phát triển thị trường bất động sản với nhiều loại hình sản phẩm đa dạng để đáp ứng nhu cầu trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng, phát triển đô thị và Chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở, Thành phố cần huy động nhiều nguồn lực để phát triển các khu đô thị mới, các đô thị vệ tinh có quy mô đủ lớn để hình thành các khu đa chức năng (ở, làm việc, thương mại, dịch vụ…) tập trung đông người, kết nối hạ tầng giao thông đồng bộ, đạt chuẩn, tạo thị trường để thu hút nhà đầu tư trong nước, nước ngoài và tạo điều kiện để cơ cấu và phân bổ lại dân cư đô thị.

Đồng thời, cần đẩy mạnh thực hiện các chương trình chỉnh trang, tái phát triển đô thị. Trong đó, có 03 chương trình: (i) Di dời, tái định cư nhà trên và ven kênh rạch; (2) Xây dựng lại các chung cư cũ; (3) Chỉnh trang, tái phát triển các khu dân cư lụp xụp.

Với các dự án phát triển, chỉnh trang đô thị, sẽ tạo điều kiện phát triển thị trường bất động sản. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư và trở thành trung tâm dịch vụ bất động sản của khu vực và cả nước.

Thứ tư, xây dựng đầu mối cung cấp thông tin thị trường bất động sản (cơ quan đầu mối, cổng thông tin), để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Thứ năm, sớm hoàn thành xây dựng Trung tâm triển lãm tầm cỡ quốc gia và quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh, để vừa phục vụ cho thị trường bất động sản, vừa phục vụ các lĩnh vực khác.

Thứ sáu, các doanh nghiệp bất động sản trong nước cần hợp tác, liên kết chặt chẽ, hiệu quả để có đủ vị thế và nguồn lực để tiếp tục giữ vững vai trò thống lĩnh thị trường bất động sản nước ta như hiện nay và hợp tác, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài.

Trích nguồn: unihome

Vì sao bất động sản trung tâm Sài Gòn được săn lùng dù vô cùng đắt đỏ ?

Không chỉ sở hữu nhiều lợi thế về vị trí, cơ sở hạ tầng, là suất đầu tư vô giá… nhà ở khu trung tâm còn giúp chủ sở hữu “định vị” độ giàu có, đẳng cấp của mình.

Để lý giải việc nhà ở tại khu lõi trung tâm TP.HCM đắt đỏ nhưng vẫn được ưa chuộng, ông Nguyễn Mạc Hoài Nam, Tổng giám đốc Công ty tư vấn đầu tư Nam Phát, cho rằng cần nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Bởi đây là phân khúc thị trường không chỉ chịu tác động từ khả năng tài chính và sở thích cá biệt của giới thượng lưu mà còn cho thấy khoảng cách quá lớn giữa ngoại ô và khu vực lõi trung tâm.

Cũng theo ông Nam, nếu bỏ qua hạn chế lớn nhất là việc giá nhà vùng lõi trung tâm “đắt khủng khiếp”, vượt quá xa khả năng chi trả của nhiều người, thì loại tài sản này thực sự có rất nhiều ưu điểm vượt trội.

Cụ thể,  sau đây 6 lý do để thấy vì sao giá nhà ở trung tâm vô cùng đắt đỏ nhưng vẫn được tầng lớp siêu giàu ưa chuộng và săn lùng:

1. Nhà khu trung tâm là công cụ “tiết kiệm vạn năng”

Trung tâm thành phố là “điểm tập kết” của trụ sở làm việc các cơ quan nên cũng chính là tâm điểm của dòng người cực lớn mỗi ngày đến sở làm việc. Do đó, nếu sống ở ngoại thành bạn chắc chắn sẽ mất thời gian di chuyển trên đường nhiều hơn. Chính khoảng thời gian chết mỗi ngày này là một sự lãng phí cực lớn. Sống ở ngoại thành, làm việc ở trung tâm cũng sẽ khiến bạn phung phí nhiều thứ, từ thời gian, công sức cho đến áp lực, căng thẳng do kẹt xe liên tục trên đường. Đây là lý do vì sao nói rằng có nhà ở trung tâm thành phố cũng là có công cụ tiết kiệm vạn năng.

2. Chất lượng dịch vụ ở khu trung tâm bao giờ cũng cao nhất

Nếu so với ngoại thành thì hầu hết các tiện ích từ trường học, bệnh viện, ngân hàng, trung tâm hành chính, vui chơi giải trí, thương mại… tại trung tâm đều phong phú và chất lượng hơn, thậm chí gấp nhiều lần. Thực tế, các trường học tại trung tâm bao giờ cũng có tiêu chuẩn khá cao so với vùng ven và ngoại thành. Phần lớn trường học các cấp tại trung tâm là những trường tốt đáng mong ước. Đây cũng là lý do các bậc phụ huynh luôn cố gắng hết sức để có được căn nhà ở trung tâm dù giá trị tài sản đắt mấy đi nữa.

bán_đất_nền_bình_dương

3. Khu trung tâm có an ninh tốt hơn, thuận tiện mọi bề

Có thể nói chắc chắn rằng chuẩn mực an ninh ở trung tâm luôn vượt trội so với ngoại thành và vùng ven nếu không muốn nói là khu vực này luôn được chú trọng an ninh trật tự ở mức cao nhất. Khu trung tâm vốn dĩ là bộ mặt của thành phố nên đương nhiên vấn đề về vệ sinh môi trường cũng được quan tâm hơn. Chẳng hạn, gần như không có chuyện nhà dân ở khu trung tâm nằm cạnh bãi rác hay nhà máy xả thải bừa bãi ra môi trường sống, nhưng nếu là ở ngoại thành, vùng ven thì tình trạng này không hề hiếm. Những khu vực lõi trung tâm cũng hiếm khi bị ngắt điện, nước. Hơn nữa, môi trường làm việc ở khu vực này cũng tốt hơn vì đa phần những công việc đòi hỏi chất xám, lương cao đều tập trung tại đây.

4. Nhà ở trung tâm luôn khan hiếm, được săn lùng

Những bất động sản nằm ở lõi đô thị thường chỉ có số lượng hạn chế với vị thế độc nhất vô nhị. Cũng do không có thêm nguồn cung mới nên nhà ở trung tâm trở thành tài sản có giá trị vượt thời gian. Có thể nói, với rất nhiều người đây chính là loại tài sản trong mơ, là loại nhà luôn ở đỉnh cao trong mọi chu kỳ nóng sốt đối với gần như mọi thị trường bất động sản trên thế giới. Đa số những người thành đạt ở bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào khi có thật nhiều tiền đều nhắm tới việc sở hữu một ngôi nhà ở trung tâm. Những người ít tiền hơn cũng sẽ tìm cách mua được nhà nhỏ hơn nhưng ở khu trung tâm thay vì phải ngày ngày ngược xuôi tận ngoại ô kém phát triển hơn.

bán_Đất_nền_bình_Dương

5. Nhà ở trung tâm là suất đầu tư đa năng nhất

Những ngôi nhà càng ở vị trí đặc địa khu lõi đô thị càng hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội về giá trị thương mại, khai thác cho thuê, đầu tư, tích lũy tài sản, chống trượt giá… Vì thế có thể xem nhà ở trung tâm là kênh đầu tư đa năng. Ví dụ, căn hộ ở quận 1, TP.HCM dù có giá thuê vô cùng đắt đỏ nhưng vẫn dễ cho thuê hơn nhiều so với các chung cư rẻ hơn ở các quận ngoại thành 9, 12, Thủ Đức…

6. Sở hữu nhà trung tâm là được gắn “mác” đẳng cấp

Không chỉ đơn thuần là một tài sản mà những căn nhà nằm ở lõi trung tâm đô thị còn được coi là món trang sức phản ánh mức độ giàu có, đẳng cấp của chủ sở hữu so với phần còn lại trong xã hội. Sở hữu nhà ở trung tâm thành phố lớn còn được giới siêu giàu coi là bộ sưu tập đặc biệt, có giá trị như một tấm giấy thông hành để có thể gia nhập tầng lớp thượng lưu. Đây cũng chính là lát cắt khá đặc biệt của bất động sản nằm ở khu trung tâm bởi nó có tác động rất mạnh mẽ đến giá trị thương hiệu cá nhân của người sở hữu.

Trích nguồn: theo unihome

Tìm hướng phát triển thị trường bất động sản ổn định, lành mạnh

bán_đất_nền_bình_dương

Thị trường bất động sản Việt Nam những tháng đầu năm 2019 mặc dù biến động không đáng kể ở các phân khúc thị trường. Tuy nhiên, để giữ ổn định, lành mạnh thị trường cũng như kiểm soát tốt tình trạng bong bóng đẩy giá bất động lên cao vào những tháng cuối năm, cần sớm nhận diện những thách thức đối với thị trường bất động sản Việt Nam, từ đó có các giải pháp phù hợp.

Thách thức đối với thị trường bất động sản Việt Nam

Ghi nhận từ thị trường bất động sản (BĐS) cho thấy, việc giảm thiểu nguồn cung sẽ mang đến sự cân bằng cung – cầu và tạo ra những tín hiệu tích cực cho quá trình thanh khoản của thị trường, đặc biệt là sự bình ổn về giá. Tuy nhiên, thị trường vẫn cho thấy nhiều khó khăn thách thức tác động đến sự phát triển của thị trường BĐS Việt Nam, cụ thể như:

Hệ thống các văn bản pháp lý còn chưa đồng bộ: Hành lang pháp lý điều chỉnh thị trường BĐS, từ công tác đầu tư xây dựng, giao dịch BĐS đến quản lý sử dụng BĐS chậm được hoàn thiện, còn chồng chéo. Nhiều vấn đề phát sinh từ thực tiễn, bất cập của cơ chế chính sách chưa được bổ sung, sửa đổi kịp, thời dẫn đến thị trường BĐS chưa được quản lý và kiểm soát một cách hiệu quả.

Về cơ chế, chính sách, nhất là chính sách tài chính đất đai, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có nhiều thay đổi và thiếu nhất quán, chưa rõ ràng. Việc các cơ quan chức năng chậm phê duyệt cấp phép xây dựng dự án hay tạm dừng dự án đang triển khai để rà soát, kiểm tra… là nguyên nhân dẫn đến giảm nguồn cung BĐS, kéo theo lượng giao dịch BĐS cũng giảm. Mặt khác, đất về quy hoạch, đền bù… đang bị siết chặt, trong khi sức mua và cầu trong dân rất lớn. Chính vì thế, đây là một thách thức không nhỏ ảnh hưởng tới thị trường BĐS Việt Nam trong tương lai.

Thiếu hụt quỹ đất: Việc thiếu hụt quỹ đất khiến cho nguồn cung BĐS bị hạn chế. Đặc biệt, việc các địa phương tiến hành rà soát, loại bỏ những dự án thiếu tính khả thi sẽ buộc nhà đầu tư phải đẩy mạnh việc tìm kiếm, mở rộng quỹ đất để xây dựng các trung tâm mới, di chuyển các dự án ra vùng ven đô làm tăng quỹ đất xây dựng…

Tín dụng bị thắt chặt đối với lĩnh vực kinh doanh BĐS: Chính sách về tài chính BĐS đang có những tác động lớn đối với việc đẩy mạnh đầu tư của các doanh nghiệp. Hiện nay Chính phủ đang sử dụng 40% nguồn vốn vay ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, trong một thời gian ngắn nữa sẽ giảm xuống còn 30%, đây được coi là một “phép thử” dành cho thị trường, đặc biệt là trong thời điểm giá BĐS đã tăng cao gấp nhiều lần so với mức thu nhập bình quân của người dân.

Việc siết chặt chính sách tín dụng tài chính sẽ buộc các chủ đầu tư phải xây dựng cơ chế mới cho lộ trình phát triển của doanh nghiệp mình, ngoài ra đối với các nhà đầu tư thứ cấp cũng xác định được mức đầu tư hợp lý nhất đối với tiềm lực của mình.

Tính minh bạch của thị trường: Việt Nam đã, đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế và khu vực, kỳ vọng sẽ gia tăng thu hút vốn FDI vào Việt Nam, trong đó có lĩnh vực BĐS. Tuy nhiên, tính minh bạch thông tin chưa cao đã gây cản trở quá trình đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường BĐS Việt Nam.

Không phủ nhận chỉ số minh bạch của thị trường BĐS Việt Nam đã có thay đổi đáng kể trên thị trường quốc tế. Cụ thể, năm 2014, Việt Nam nằm trong danh sách có chỉ số minh bạch thấp, nhưng đến năm 2018 đã có sự cải thiện đáng kể khi vươn lên đứng thứ 61 trong bảng minh bạch do Công ty TNHH Jones Lang LaSalle công bố, nhưng sự cải thiện này là chưa đủ, cần đẩy mạnh hơn nữa việc minh bạch thông tin.

Cách mạng công nghệ 4.0: Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0, ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã, đang giúp việc tính toán trở nên chuẩn xác hơn; robot trả lời tự động đã đảm bảo tính tương tác liên tục với khách hàng… Tuy nhiên, muốn ứng dụng thành công công nghệ mới thì các bên có liên quan (bao gồm đơn vị cung cấp công nghệ và các nhà môi giới bất động sản) cần phải vượt một số thách thức như: Sự thay đổi hành vi của người mua và người bán; chi phí tăng; niềm tin và uy tín…

Giải pháp phát triển thị trường bất động sản ổn định, lành mạnh

Trước sự lo ngại về một kịch bản thị trường BĐS năm 2019 lâm vào khủng hoảng cách đây 10 năm (2009), ngày 23/4/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT- TTg về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh. Theo đó, các nhóm giải pháp được giao cho các bộ, ban, ngành cùng thực hiện một cách đồng bộ nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu đề ra. Theo đó, một số giả pháp được yêu cầu chú trọng đẩy mạnh trong năm 2019 như sau:

Một là, các cơ quan quản lý cần phải chủ động trong chiến lược phát triển kinh tế, gắn liền với chiến lược phát triển đô thị, coi chiến lược phát triển đô thị, phát triển BĐS là một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội; Kiên định trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch, nhất thể hóa quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch sử dụng đất…

Hai là, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nền kinh tế; đơn giản hóa các thủ tục hành chính; tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài; đẩy nhanh việc rà soát các dự án nhằm đẩy nhanh việc cung ứng hàng hóa trên thị trường…

 

Ba là, thực hiện các giải pháp nhằm minh bạch hoá thị trường BĐS, kích thích đầu tư. Cụ thể như: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia thông tin về việc đăng ký và thực hiện các giao dịch BĐS; Hoàn thành việc lập Cổng thông tin điện tử quốc gia về quy hoạch đô thị; Nghiên cứu và hoàn thiện quy định về “Chỉ số giá nhà”… góp phần minh bạch hóa và định hướng đầu tư trên thị trường BĐS.

Bốn là, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, góp phần thu hút khách hàng, tăng cầu về hàng hóa BĐS dựa trên việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn… vào trong hoạt động quản lý BĐS – đầu tư – xây dựng – môi giới và tư vấn.

CÔNG TY HOÀNG HƯNG THỊNH