Đề xuất gói tín dụng 65.000 tỷ, vốn mồi cho nhà ở giá thấp 

Bộ Tài chính đề xuất nâng tỉ lệ điều tiết ngân sách TPHCM từ 18% lên 21%. Bên cạnh đó, đề xuất gói tín dụng 65.000 tỷ đồng đã tạo cửa sáng cho thị trường bất động sản sau Covid-19.

Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2022

Bộ Tài chính đang đưa ra lấy ý kiến góp ý rộng rãi Báo cáo công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 Chính phủ trình Quốc hội.

Trong báo cáo đề xuất, Bộ Tài chính đề xuất trình Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét nâng tỉ lệ điều tiết phần ngân sách địa phương được hưởng cho TP. HCM trong năm 2022 lên 21% thay vì 18% như 5 năm qua.

Cụ thể, tổng thu năm 2022, TP. HCM sẽ thu hơn 386.568 tỉ đồng; tăng hơn 21.675 tỉ đồng so với dự toán năm nay.

Phần địa phương được hưởng theo phân cấp là 84.121 tỉ đồng. Trong đó, phần ngân sách thành phố được hưởng 100% là hơn 42.583 tỉ đồng; phần được hưởng 21% là 41.535,9 tỉ đồng. Còn tổng chi ngân sách thành phố trong năm sau dự kiến là 94.051 tỉ đồng.

de-xuat-goi-tin-dung-65-000-ty

Thu ngân sách gặp khó khăn do tác động của dịch COVID-19

Trong báo cáo, Bộ Tài chính cũng cho biết thu ngân sách gặp khó khăn do tác động của dịch COVID-19. Để ứng phó với đại dịch, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn; ngân sách nhà nước đã ban hành nhiều chính sách như giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp;  gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất năm 2021,…

Tổng số tiền thực hiện chính sách dự kiến khoảng 140.000 tỉ đồng. Đến ngày 15-10, số tiền thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí được giảm, gia hạn đạt khoảng 95.100 tỉ đồng. Số tiền này hỗ trợ cho khoảng 120.000 doanh nghiệp và hộ, cá nhân kinh doanh.

Tổng nguồn lực ngân sách trung ương và ngân sách địa phương bố trí hỗ trợ cho công tác chống dịch và mua vắc xin, thuốc điều trị COVID-19 trên 127.000 tỉ đồng.

Tổng số tiền ngân sách trung ương hỗ trợ cho người dân và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19 đến tháng 10 là 13.600 tỉ đồng. Các quỹ bảo hiểm cũng đã chi trả cho các đối tượng khoảng 5.000 tỉ đồng.

Đề xuất gói tín dụng 65.000 tỷ đồng, cửa sáng cho bất động sản sau Covid-19

Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế – xã hội sau dịch Covid-19 gói tín dụng 65 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội. Đặc biệt là nhà ở cho công nhân.

Cụ thể, gói tín dụng 65.000 tỷ đồng Bộ Xây dựng đề xuất gồm 2 gói. Trong đó, gói tín dụng 15.000 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025. Sẽ cấp vốn 14.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Số tiền này cho các đối tượng khách hàng cá nhân theo quy định của Luật Nhà ở vay để mua; thuê mua; xây dựng, cải tạo sửa chữa nhà ở theo quy định.

de-xuat-goi-tin-dung-65-000-ty

Cấp bù lãi suất 1.000 tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại do Nhà nước chỉ định cho các Chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; cho các đối tượng cá nhân được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội vay theo quy định.

Gói tín dụng 50.000 tỷ đồng theo hình thức Ngân hàng nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định với lãi suất và thời hạn phù hợp. Để cho các đối tượng thuộc Chương trình vay ưu đãi. Bằng khoảng 25% so với nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025. Tổng số vốn đầu tư dự kiến cho giai đoạn này là 220.000 tỷ đồng.

Gói tín dụng 65.000 tỷ đồng sẽ dành cho ai?

Gói tín dụng này sẽ dành cho công nhân, người lao động làm việc trong các khu công nghiệp. Họ sẽ được vay ưu đãi từ Chương trình để mua, thuê mua nhà ở xã hội; Chủ đầu tư dự án nhà lưu trú cho công nhân KCN thuê; chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua cho các đối tượng theo quy định của Luật nhà ở được vay ưu đãi.

Theo Bộ Xây dựng, xuất phát từ thực tế thời gian vừa qua, đặc biệt là từ đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 đến nay cho thấy các khu nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp là những khu vực chịu tác động lớn nhất của đại dịch do tập trung đông lao động. Nhất là tại các tỉnh, thành phía Nam (trong đó có TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An ..). Đây là các địa phương có nhiều khu công nghiệp, đã chịu ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe người dân, về kinh tế… Do những diễn biến phức tạp, khó lường từ biến thể Delta và các chủng virus mới. Dẫn tới nhiều khó khăn trong việc đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch. Đồng thời ảnh hưởng đến ổn định đời sống, việc làm của người lao động.

Hỗ trợ phát triển thị trường bất động sản

Cũng theo Bộ Xây dựng đưa ra gói tín dụng và cơ chế, chính sách đặc thù trong chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023 sẽ góp phần thực hiện “mục tiêu kép” mà Chính phủ đã đề ra bảo đảm an sinh xã hội – nhà ở cho các đối tượng yếu thế.

Cụ thể là những người thu nhập thấp, công nhân, người lao động trong khu công nghiệp. Đồng thời, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế bền vững; tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp gắn với hỗ trợ phát triển thị trường bất động sản.

Tạo nguồn vốn mồi cho nhà ở giá thấp

Từ thực tiễn khi triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ đồng những năm trước đây cho thấy, vai trò của nguồn “vốn mồi” ngân sách là rất lớn đối với việc phát triển nguồn cung nhà ở giá thấp. 

Cùng với đó, gói tín dụng 30.000 tỷ cũng góp phần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm của thị trường bất động sản theo hướng ưu tiên phát triển các sản phẩm nhà ở có giá cả phải chăng; đáp ứng nhu cầu thực. Hạn chế các sản phẩm bất động sản đầu cơ; giá cả vượt quá mức thu nhập trung bình của người dân. Tạo sức lan tỏa giúp cho thị trường bất động sản tan băng. 

Thông qua đó, người dân có thể mua bán, giao dịch bất động sản thuận lợi; cải thiện điều kiện về chỗ ở; đẩy nhanh tiêu thụ hàng tồn kho bất động sản; vật liệu xây dựng; giảm nợ xấu…

Các bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *