Đồng Nai: Chi 7.000 tỷ đồng làm đường kết nối sân bay Long Thành

Sân bay Long Thành được đánh giá là “Sân bay nằm trong top được mong chờ nhất Thế giới”. Ngoài việc xây dựng sân bay thì việc hình hệ thống đường kết nối  vào sân bay được chú ý. Vừa qua Đồng Nai đã chấp nhận chi 7.000 tỷ đồng để đầu tư 4 dự án giao thông kết nối sân bay trong tỉnh. 

Sân bay Long Thành tiềm năng phát triển liên vùng

Được thiết kế với quy mô 5.000 ha, sân bay có tổng mức đầu tư là 336.630 tỷ đồng. Sân bay bao gồm diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sân bay, đất quốc phòng. Ngoài ra, còn có các hạng mục phụ trợ và công nghiệp hàng không, công trình thương mại.

Sân bay quốc tế Long Thành được xây dựng có ý nghĩa chiến lược; Góp phần không nhỏ cho sự phát triển của đất nước. Hiện nay nhu cầu của hành khách và hàng hóa qua hàng không quá lớn nhưng thường xuyên quá tải. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất, môi trường đầu tư kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam. 

Khi sân bay đưa vào hoạt động, sẽ giải quyết được tình trạng quá tải về hành khách, hàng hóa và chỗ đậu máy bay,… Góp phần thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế các vùng lân cận như TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước,…

Tuy nhiên, do sân bay xây dựng ở  tỉnh nên ít tuyến đường đảm bảo vận chuyển hàng hóa tốt. Do đó, yêu cầu về kết nối giao thông trong khu vực đòi hỏi phải được thực hiện nhanh để đáp ứng nhu cầu phát triển.

san-bay-long-thanh
Phối cảnh dự án sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai

Xây dựng các đường kết nối – Đảm bảo tính đồng bộ của dự án

Mới đây, UBND tỉnh đã chấp thuận đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) về chủ trương đầu tư 4 dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Những tuyến đường này có vai trò kết nối các khu vực trong tỉnh với sân bay Long Thành. 

Cụ thể, gồm: Dự án Nâng cấp mở rộng tuyến đường tỉnh 773; Dự án đường tỉnh 772 (Trảng Bom – Xuân Lộc); Dự án Nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 769; D dự án đường tỉnh 770B (đoạn từ giao với đường tỉnh 763 đến quốc lộ 51).

Tổng vốn đầu tư thực hiện 4 dự án giao thông trọng điểm là hơn 7.000 tỷ đồng. Đây là vốn về thi công và nhân lực,… chưa tính chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Phương án được đề xuất, nguồn vốn để thực hiện đầu tư  gồm: Nguồn vốn ngân sách và khai thác quỹ đất dọc hai bên các tuyến đường. Việc kêu gọi vốn này sẽ được thực hiện dưới hình thức đấu giá. 

Vị-trí-Sân-bay-Long-Thành
Các tuyến đường xung quanh sân bay quốc tế Long Thành

Tuyến giao thông đối ngoại

Để đảm bảo kết nối giao thông liên vùng thì ngoài các tuyến đường trong tỉnh thì giao thông đối ngoại cũng được chú trọng. Theo quy hoạch sẽ có các tuyến đường bộ gồm các tuyến đường cao tốc và 2 tuyến đường sắt. Sẽ có hai tuyến đường liên tỉnh đảm bảo vai trò trên là đường vành đai 3 và 4. Trong đó, đường vành đai 4 là tuyến đường kết nối chính sân bay với các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.

Riêng với hệ thống đường cao tốc, có 3 tuyến cao tốc đóng vai trò kết nối giao thông cho sân bay Long Thành. Bao gồm TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây; Bến Lức – Long Thành và Biên Hòa – Vũng Tàu.

Ngoài ra, sẽ có 2 tuyến đường sắt sẽ được đầu tư xây dựng gồm: Một tuyến đường sắt tốc độ cao và một tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Long Thành kết nối trực tiếp đến nhà ga.

Hiện nay, dự án sân bay quốc tế Long Thành đang được triển khai. Và dự kiến đưa vào khai thác năm 2025.  Hứa hẹn đây sẽ là đòn bẩy giúp phát triển kinh tế vùng nói riêng và cả nước nói chung. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *