Mở rộng Quốc lộ 50 – Bất động sản Đông Nam Bộ như “hổ mọc thêm cánh”

Quốc lộ 50 là tuyến đường chủ điểm của khu vực phía Nam, nối thẳng Nam Sài Gòn với khu vực Tây Nam Bộ. Không chỉ góp phần phát triển giao thương ở khu vực. Việc đưa ra quyết định mở rộng quốc lộ 50 còn thúc đẩy bất động sản Đông Nam Bộ nhảy vọt.

Đầu tư gần 1.500 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 50

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM được đề xuất làm chủ đầu tư dự án; theo hình thức đầu tư công. Với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng; dự án được thực hiện trong 4 năm, từ 2021 đến 2024. Trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương (687 tỷ đồng) và ngân sách TP HCM (812 tỷ đồng).

Dự án có điểm bắt đầu từ cầu Nhị Thiên ( quận 8) nối thẳng tới trung tâm huyện Cần Giuộc ( Long An) và điểm cuối tại Lộ Dừa (Tiền Giang). Tổng chiều dài tuyến khoảng 6,92 km bao gồm: Đoạn 1 dài 4,36km xây dựng mới đường song hành quốc lộ 50; đoạn 2 dài 2,56km mở rộng QL50 hiện hữu (không tính đoạn QL50 thuộc phạm vi dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành). Bên cạnh đó, dự án cũng xây dựng 2 cầu Bà Lớn và cầu Ông Thìn; xây dựng hệ thống cống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh; biển báo giao thông hoàn chỉnh theo cấp đường.

tp-ho-chi-minh-mo-rong-quoc-lo-50-27521
Việc mở rộng quốc lộ 50 có ý nghĩa vùng

Chắp cánh cho giao thương Đông Nam Bộ

Quốc lộ 50 cắt ngang qua 2 tuyến đường giao thông quan trọng nhất của khu vực phía Nam là cao tốc Bến Lức – Long Thành và đường Vành Đai 4. Chính vì vậy mà lượng phương tiện giao thông ở nơi đây ngày càng trở nên đông đúc; dẫn đến tình trạng ùn ứ. Việc đầu tư xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 cũng giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông; kéo giảm tai nạn giao thông, từng bước hoàn chỉnh và hoàn thiện mạng lưới giao thông .

Bên cạnh đó, dự án còn có vai trò quan trọng trong việc khơi dòng liên kết giao thông từ các tỉnh Tây Nam Bộ về TP. Hồ Chí Minh; là cầu nối gián tiếp cho các tỉnh miền Đông Nam Bộ như: Bình Dương; Đồng Nai,… đi đến các tỉnh miền Tây.

Dự án sẽ góp phần tăng cường năng lực khai thác tuyến đường giao thông kết nối TP. HCM và các tỉnh miền Tây; tăng cường kết nối cho tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành với các tuyến trục chính; vành đai của thành phố. Qua đó làm tăng hiệu suất vận chuyển hàng hóa từ thủ phủ công nghiệp Đông Nam Bộ.

Thúc đẩy bất động sản vùng và cả bất động sản Đông Nam Bộ

tp-ho-chi-minh-mo-rong-quoc-lo-50
Bất động sản Đông Nam Bộ cũng hưởng lợi

Thị trường bất động sản ở các vùng dọc theo quốc lộ 50 cũng sôi động theo. Với những ưu điểm về giao thương các vùng đất xung quanh quốc lộ 50 đã bắt đầu mọc lên những trung tâm thương mại, dịch vụ; các dự án đô thị lớn; các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp. Giải quyết được công việc cho hàng nghìn lao động địa phương và tỉnh phụ cận. Vì những lý do này thị trường bất động sản nổi lên là điều tất yếu.

Không chỉ bất động sản vùng mà bất động sản Đông Nam Bộ cũng được hưởng lợi từ dự án. Việc mở rộng Quốc lộ 50 cũng giúp các các tỉnh Đông Nam Bộ thu hút một lượng lớn lao động từ miền Tây lên làm việc. Đặc biệt là tỉnh công nghiệp hàng đầu miền Nam – Bình Dương.

Có hai lý do để nói như vậy: thứ nhất đường thông thoáng, dễ đi và nhanh hơn. Thứ hai, việc vận chuyển hàng hóa đến các tỉnh miền Tây dễ dàng sẽ giúp mở rộng thị trường; tăng khối lượng sản phẩm từ đó các nhà máy cần nhiều nhân lực hơn. Nhiều khu công nghiệp mới được hình thành và đa số doanh nghiệp sẽ chọn như địa phương đã có sẵn ưu thế công nghiệp như Bình Dương để đặt nền móng.

Với những ưu điểm của mình dự án mở rộng và nâng cấp quốc lộ 50 thúc đẩy kinh tế; bất động sản vùng phát triển và giúp thị trường bất động sản Đông Nam Bộ như “hổ mọc thêm cánh”.

Gia hạn hơn 21.000 tỉ đồng tiền thuế, tiền thuê đất cho doanh nghiệp

 

Chính phủ đã ban hành Nghị định 52 về gia hạn thuế và tiền thuê đất cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Sau hơn một tháng triển khai, đến hết tháng 5, số tiền gia hạn theo Nghị định ước tính đạt hơn 21.000 tỷ đồng.

“Liều thuốc” hỗ trợ doanh nghiệp trong tình hình dịch Covid19 phức tạp

Ngày 19/4/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp ; thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021. Đây chính là Nghị định đầu tiên được Chính phủ ban hành sau khi kiện toàn. Và được xem là “liều thuốc” quý giá hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục trụ vững trong bối cảnh chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, dự kiến tổng số thuế và tiền thuê đất được gia hạn theo chính sách tại Nghị định là 115.000 tỷ đồng. Đây thực chất là khoản cho vay không tính lãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp, cá nhân. Nhằm để có nguồn tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh, gia tăng nguồn lực trong tương lai.

Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, bà Lê Thị Duyên Hải, Vụ trưởng Vụ Kê khai và kế toán thuế (Tổng cục Thuế) cho biết: Tính đến hết tháng 5/2021, số tiền gia hạn theo Nghị định 52 ước tính đạt hơn 21.000 tỉ đồng. Trong đó, thuế GTGT là 10.600 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp là 6.000 tỉ đồng; tiền thuê đất là 4.100 tỷ đồng; thuế GTGT và thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh 300 tỷ đồng.

Các đối tượng áp dụng Nghị định 52

Nghị định 52 đã quy định rõ lĩnh vực ngành nghề; tiêu chí xác định đối tượng áp dụng và điều kiện để được gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất trong năm 2021, đồng thời quy định rõ người nộp thuế tự xác định và tự chịu trách nhiệm về việc xác định được điều kiện để gia hạn.

gia-han-nop-thue-2021
Gia hạn nộp thuế chính là một phần giúp cho doanh nghiệp vượt qua Covid – 19

Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau:

1. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế sau:

a) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

b) Sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất kim loại; gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế;

c) Xây dựng;

d) Hoạt động xuất bản; hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc;

đ) Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên (không gia hạn đối với thuế thu nhập doanh nghiệp của dầu thô, condensate, khí thiên nhiên thu theo hiệp định, hợp đồng);

e) Sản xuất đồ uống; in, sao chép bản ghi các loại; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị); sản xuất mô tô, xe máy; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị;

g) Thoát nước và xử lý nước thải.

gia-han-nop-thue-2021
Gia hạn hơn tiền thuế, tiền thuê đất giúp doanh nghiệp dễ thở hơn

2. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế sau:

a) Vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; hoạt động kinh doanh bất động sản;

b) Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch;

c) Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác;  thể thao, vui chơi giải trí; hoạt động chiếu phim;

d) Hoạt động phát thanh, truyền hình; lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính; hoạt động dịch vụ thông tin;

đ) Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng.

3 nhóm ngành tiếp theo là:

3. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; sản phẩm cơ khí trọng điểm.

4. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bên cạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng do COVID-19, lãnh đạo Tổng cục Thuế khẳng định sẽ chú trọng triển khai tốt nhiệm vụ tài chính ngân sách; bảo đảm có nguồn lực cho khôi phục; phát triển kinh tế và chống dịch, góp phần thực hiện mục tiêu “kép” mà Chính phủ đã đặt ra.

Đẩy tiến độ đường Vành đai 3, vành đai 4 làm “bật” lên bất động sản miền Nam

Vừa qua, UBND TP.HCM vừa có văn bản kiến nghị đẩy nhanh đầu tư dự án đường Vành đai 4 đi qua 5 tỉnh phía Nam với mức đầu tư 100.000 tỷ đồng… Công trình triển khai đã cũng đường vành đai 3 nhanh chóng “hâm nóng” thị trường BĐS miền Nam.

Đường vành đai 3

Theo quy hoạch, đường vành đai 3 có tổng chiều dài 97,7km. Trong giai đoạn 1, đề xuất quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp ở hai bên; làn đường cao tốc đô thị cho xe lưu thông với vận tốc 100 km/h. Tuyến đường Vành đai 3 đi qua 4 tỉnh thành là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

Đường vành đai 3 sẽ là tiền đề quan trọng giúp phát triển kinh tế vùng. Hơn nữa, hành trình từ TP.HCM đến TP mới Nhơn Trạch (Đồng Nai) và Bình Dương cũng được rút ngắn. Đặc biệt, tuyến đường này góp phần giảm ách tắc cho các tuyến đường nội thị TP.HCM vì đã giúp phân luồng xe lưu thông từ xa, không đi xuyên qua trung tâm TP.

Bên cạnh đó đường vành đai 3, đoạn qua tỉnh Bình Dương trùng với một phần của tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn do tỉnh Bình Dương xây dựng đã được đưa vào sử dụng.

dương-vanh-dai-3
Sơ đồ của đường vành đai 3

Đường vành đai 4

Đường vành đai 4 có tổng chiều dài 196,5km, với quy mô 6 – 8 làn xe; có đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh; các công trình hạ tầng kỹ thuật; dự trữ mở rộng. Lộ giới lớn nhất khoảng 121,5 m. Tuyến đường được xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật loại A; vận tốc thiết kế 80 – 100 km/h. Đường vành 4 đi qua các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương, Long An.

Tuyến đường được vạch ra nhằm liên kết các tuyến đường bộ cao tốc; các quốc lộ hướng tâm đã và đang triển khai xây dựng. Bên cạnh đó, đường vành đai 4 kết nối các cảng quan trọng như cảng nước quốc tế Hiệp Phước; cảng hàng không quốc tế Long thành,… Góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực nội đô; tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải liên vùng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.

dương-vanh-dai-4
Đường vành đai 4 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kinh tế vùng phát triển

BĐS miền Nam hưởng lợi lớn

Như vậy đường vành đai 3 và đường vành đai 4 đã đi qua hầu hết các tỉnh kinh tế trọng điểm ở phía Nam. Đây cũng là minh chứng cho tiềm lực kinh tế – chính trị mạnh mẽ khi 2 tuyến đường này hoàn thành. Kéo theo đó là các dịch vụ thương mại; nhà cửa được xây dựng sẽ tạo thành một dải đất sầm uất. Sự phát triển này không chỉ dừng lại ở các mảnh đất dọc đường mà còn lan tỏa đến các vùng đất xung quanh. Những điều này đã tạo ra bàn đạp để BĐS miền Nam cất cánh.

Với việc trở thành một trong những địa phương có cả đường Vành đai 3, đường Vành đai 4, BĐS Bình Dương ngày càng củng cố vị trí của mình trên thị trường BĐS miền Nam. Với vị thế là vệ tinh quan trọng của TP.HCM, tỉnh công nghiệp hàng đầu miền Nam và dẫn đầu cả nước về thu nhập bình quân đầu người. BĐS Bình Dương chính là món hời lớn, “hũ vàng” của các nhà đầu tư bất chấp các biến động của thị trường.

Hung-thinh-golden-land
BĐS Bình Dương ngày càng thu hút trên thị trường BĐS miền Nam

Các dự án tại Bình Dương nâng cao sức hút

Với tầm nhìn đó, những dự án ở Bình Dương cũng được chú ý nhiều hơn. Đơn cử là dự án Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương do công ty Nam Long Bình Dương làm chủ đầu tư. Ngoài nằm trên QL13, cách trung tâm thị xã Bến Cát 2km, dự án còn được bao quanh bởi các KCN lớn của Bình Dương.

Hiện tại, dự án đang thu hút người mua ở phân khúc đất nền. Với tổng diện tích 6,78 hecta thổ cư được phân chia mỗi nền từ 60m2 – 100m2; đất nền dự án Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương được thiết kế phù hợp với túi tiền của mọi nhà đầu tư. Ở cả phương diện sử dụng thực lẫn đầu cơ.

Với vị đắc địa, tiềm năng giá trị cao cùng sự minh bạch về pháp lý, Khu Nhà Ở Nam Long 3 Bình Dương xứng đáng là một trong những cái tên hàng đầu trong danh sách dự án BĐS Bình Dương của các nhà đầu tư.

Cảng Hiệp Phước Nhà Bè – Cú hích của bất động sản Nam Sài Gòn

 

Cảng Hiệp Phước Nhà Bè từ một khu vực trọng điểm của Nam Sài Gòn đã phát triển lên là đặc khu cảng biển lớn nhất Đông Nam Á. Vậy ở đây có những ưu điểm vượt trội gì để giới bất động sản quan tâm?

 Cảng Hiệp Phước Nhà Bè – đặc khu cảng biển lớn nhất Đông Nam Á

Cảng Hiệp Phước Nhà Bè là một cảng Sài Gòn nằm trên sông Soài Rạp thuộc huyện Nhà Bè, TP.HCM. Cảng Hiệp Phước được quy hoạch nhằm giải tỏa tình trạng giao thông trong nội đô khá phức tạp; gây khó khăn cho các xe tải lớn vận chuyển hàng hoá tiếp cận với cảng. Bên cạnh đó, cảng Hiệp Phước Nhà Bè còn giúp thời gian di chuyển từ Cần Giuộc vào trung tâm thành phố được rút ngắn.

Cảng Hiệp Phước Nhà Bè hiện nay là khu kinh tế trọng điểm của phía Nam thành phố. Và trở thành một trong những đặc khu cảng biển lớn nhất Đông Nam Á. Ngoài ra, cảng còn cùng với khu đô thị Phú Mỹ Hưng và khu chiết xuất Tân Thuận trở thành 3 chân kiềng vững chãi của khu Nam Sài Gòn.

Không chỉ là hoạt động xuất nhập khẩu

Cảng Hiệp Phước Nhà Bè không chỉ đơn thuần hoạt động xuất nhập khẩu. Mà ở đây còn diễn ra các dịch vụ logistic hoàn hảo. Cảng được hình thành đã giải quyết được vấn đề việc làm cho hàng nghìn người. Hoạt động thương mại tại cảng khá đa dạng:

– Bốc xếp, đóng gói hàng hoá.
– Dịch vụ giao nhận kho bãi.
– Cho thuê phương tiện thiết bị.
– Dịch vụ cung ứng tàu biển.
– Dịch vụ Logistics.

Ngoài ra, Cảng được đưa vào quy hoạch thành khu đô thị cảng Hiệp Phước với tổng diện tích lên tới 3.900 ha. Trong đó bao gồm khu công nghiệp, khu đô thị, khu cảng. Trong đó, khu đô thị chiếm tới ⅓ tổng diện tích dự án nhằm phục vụ cho dân cư sinh sống.

Cang-hiep-phuoc-nha-be
Cảng Hiệp Phước với nhiều hoạt động nổi bật

Hàng loạt dự án giao thông được cải tạo và hình thành

Từ khi có quyết định quy hoạch cảng hiệp Phước Nhà Bè thì nhiều tuyến đường bộ lân cận cũng dần được cải tạo. Nhằm để cho hoạt động giao thương hàng hóa trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Mạng lưới giao thông này gồm nhiều trục đường quan trọng của khu vực. Theo đó, tuyến đường Nguyễn Văn Tạo chạy thẳng xuống khu đô thị Long Hậu, cảng Hiệp Phước. Tuyến đường này trải qua cầu Bà Chiêm, đại lộ Nguyễn Văn Linh; kết nối cầu Kênh Tẻ đi tới đường Nguyễn Hữu Thọ.

Bên cạnh đó hàng loạt dự án giao thông kết nối thẳng đến cảng cũng được tiến hành. Tiêu biểu là các dự án trục Bắc – Nam từ cầu Kênh Tẻ kéo dài đến cảng Hiệp Phước. Tuyến đường rộng 40m và được đầu tư với tổng vốn là 10.000 tỷ. Tuyến Metro 4, đường Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Văn Tạo cũng sẽ được nâng cấp lên 6 làn xe.

Cú hích của BĐS Nam Sài Gòn

Cảng Hiệp Phước được khởi công xây dựng cũng chính là đòn bẩy cho BĐS Nam Sài Gòn phát triển. Giao thông thuận lợi; cơ sở hạ tầng đồng bộ; kinh tế phát triển đã thúc đẩy hình thành cộng đồng dân cư nhanh chóng. Đây chính là những ưu điểm giúp Cảng Hiệp Phước Nhà Bè tạo ra lực hút lớn lôi kéo nhà đầu tư tìm đến. Hàng loạt các dự án lớn nhỏ được hình thành hứa hẹn đem đến sự nhộn nhịp; thay đổi bộ mặt của  BĐS Nam Sài Gòn.

Bên cạnh đó, các dự án giao thông trọng điểm quanh khu cảng được hết sức quan tâm và mở rộng. Cảng Hiệp Phước có tiềm năng phát triển rất lớn; thu hút một lực lượng lao động lớn trong và ngoài nước.

chon-chu-dau-tu-du-an-duong-ket-noi-vao-cang-sai-gon-hiep-phuoc
Nơi đây hứa hẹn nhiều tiêm năng

Hàng loạt dự án với những cơ hội mới

Ngoài ra, với điều kiện giao thông kinh tế thuận lợi; nơi đây sẽ còn thu hút các nhà đầu tư bất động sản. Thị trường bất động sản Nhà Bè với những dự án lớn nhỏ sẽ hoạt động nhộn nhịp với những thách thức cũng như cơ hội vàng.

Bản thân khu đô thị Cảng Hiệp Phước đã được UBND TPHCM đầu tư 4,200 tỷ đồng và quy hoạch 1/500. Với dân số dự kiến là 250,000 người khu đô thị cảng Hiệp Phước không chỉ là đô thị vệ tinh lớn nhất nước mà còn hướng đến vị thế đô thị cảng lớn nhất Đông Nam Á. Đây chính là một trong những đô thị vệ tinh chiến lược của thành phố.

Cảng Hiệp Phước Nhà Bè với những siêu dự án có khả năng dịch chuyển được nhu cầu đô thị hóa. Tạo chất xúc tác giúp cho BĐS Nam Sài Gòn phát triển và mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư.