Đường ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu trong tương lai

hoang-hung-phat

Tuyến đường ven biển dài 77 km, được mở rộng 6-8 làn xe, tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng, là công trình thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội phía đông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đường ven biển được hình thành với tổng vốn 7.000 tỷ đồng

Đường ven biển (ĐT 994) hiện hữu nối TP Vũng Tàu – Bình Thuận, được xây dựng gần 20 năm trước. Vài năm gần đây, tuyến dần trở nên nhỏ hẹp, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quyết định đầu tư nâng cấp đường lên 6-8 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h. Dự án được chia làm 8 đoạn thành phần, với tổng vốn hơn 7.000 tỷ đồng.

Điểm đầu dự án giao đường 991B ở thị xã Phú Mỹ, điểm cuối giao quốc lộ 55 tại xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc. Thiết kế dự án gần khu vực nút giao quốc lộ 51.Đường ven biển đoạn nút giao với đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Nút giao đường ven biển với quốc lộ 51 (đoạn đầu đường Trường Sa, xã Long Sơn). Theo đề xuất, khu vực Đèo Nước ngọt ngoài mở rộng đường, chủ đầu tư sẽ xây bãi đậu xe, các điểm dừng chân, cầu đi bộ ngắm biển.

Phối cảnh nút giao đường ven biển với một khu du lịch. Hiện dọc tuyến đường từ huyện Long Điền đến biển Hồ Tràm có hàng chục dự án du lịch đang xây dựng và đi vào hoạt động. Tuyến đường “xương sống” chạy ven biển này được kỳ vọng là trợ lực để Hồ Tràm trở thành khu du lịch quốc gia trong tương lai.

hoang-hung-phat

Tạo hành lang kinh tế vững chắc

Đoạn đầu dự án từ xã Long Sơn đến quốc lộ 51 đang được thi công mở rộng. Tuyến đường được khởi công ngày 17/6 và dự kiến hoàn thành quý 3/2025. Theo kế hoạch, các cầu Gò Găng, Chà Và nối Vũng Tàu với xã đảo Long Sơn nằm trên tuyến sẽ giữ nguyên. Một số cầu như sông Rây 2, Cửa Lấp 2, Cây Khế… được xây mới song song cầu hiện hữu.

Đoạn trên tuyến chạy qua khu nghỉ dưỡng ở xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, đã được mở rộng lên 8 làn xe bằng nguồn vốn doanh nghiệp.

Khi các dự án thành phần hoàn tất sẽ kết nối hạ tầng tạo nên hành lang kinh tế nối cụm cảng Cái Mép – Thị Vải với sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu… phục vụ phát triển du lịch phía đông của tỉnh và nhu cầu vận tải hàng hóa liên tỉnh.

Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc khu vực Đông Nam Bộ, có diện tích hơn 1.982 km2, gồm hai thành phố trực thuộc tỉnh, một thị xã và 5 huyện; dân số gần 1,2 triệu người. Mới đây tỉnh đặt mục tiêu lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, với các trụ cột kinh tế gồm công nghiệp, cảng biển và logicstics, du lịch và đô thị, dịch vụ.

Triển vọng bất động sản sẽ tươi sáng hơn từ quý III/2023

hoang-hung-phát

Cùng với việc Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ lãi suất và các động thái gỡ vướng pháp lý, nhiều nhà đầu tư đã quay lại thị trường bất động sản và một phần trong hàng nghìn dự án đang vướng pháp lý được giải quyết, khơi thông. 

Bất động sản đã ảnh hưởng tới các ngành khác như thế nào?

Thời gian qua, việc thắt chặt tiền tệ cùng những vướng mắc về pháp lý đã làm suy giảm dòng tiền và gây đình trệ cho thị trường bất động sản. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến 40 ngành nghề khác như vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, nội thất, lao động.

Ngay từ những tháng đầu năm 2023, Chính phủ đã tích cực triển khai rất nhiều các giải pháp giúp bình ổn kinh tế như thúc đẩy đầu tư công; ban hành các gói hỗ trợ, phục hồi và phát triển kinh tế; nới lỏng dần chính sách tiền tệ; khuyến khích ngân hàng hạ lãi suất cho vay; thúc đẩy các Bộ, ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản.

Các điểm nghẽn pháp lý đã và đang được các cấp chính quyền tích cực giải quyết, nhiều dự án tiếp tục được triển khai, nguồn cung tập trung nhiều hơn vào nhu cầu thật… Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước liên tiếp có các đợt điều chỉnh giảm lãi suất điều hành để hỗ trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Nhờ vậy, doanh nghiệp bất động sản có thêm nguồn vốn để đẩy nhanh triển khai dự án, tăng nguồn cung cho thị trường. Những động thái này đang thắp lại niềm tin đối với người dân có nhu cầu mua bất động sản.

hoang-hung-phát

Tín dụng và trái phiếu được chú ý hơn

Ông Troy Griffiths – Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam – nhận định, những chính sách này được kỳ vọng sẽ tác động tích cực tới thị trường, tuy nhiên thị trường cần thời gian để thẩm thấu. Triển vọng tươi sáng hơn được kỳ vọng sẽ bắt đầu từ quý III/2023.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam – cho rằng, hàng loạt những động thái của Chính phủ đã tháo gỡ ba vấn đề lớn nhất của thị trường bất động sản. Đó là vốn, trái phiếu doanh nghiệp và điểm nghẽn pháp lý.

Trong đó, điểm nghẽn về tín dụng và trái phiếu đã có những văn bản có giá trị. Mặc dù tác động của những văn bản này mang lại chưa nhiều, nhưng thị trường bắt đầu ghi nhận những hiệu quả nhất định.

Đối với điểm nghẽn lớn nhất là pháp lý thì các bộ, ngành cũng đang rất khẩn trương vào cuộc để tháo gỡ. Gần đây, Thủ tướng ký phê duyệt Nghị định 10. Đây là văn bản đầu tiên, đã tác động trực diện vào những điểm nghẽn về pháp lý, giải quyết các khó khăn, điểm nghẽn của phân khúc bất động sản, du lịch, nghỉ dưỡng.

Điểm nghẽn bất động sản trong đầu quý III sẽ được tháo gỡ

Bên cạnh đó, thời gian tới sẽ có khá nhiều các văn bản có tính quyết định đến việc tháo gỡ những điểm nghẽn về pháp lý, tạo động lực cho các chính quyền địa phương có cơ sở, điều kiện để phê duyệt các dự án, nhất là những dự án đã gần hoàn thành nhưng vẫn đang chờ các quy định. Khi đó, thị trường có thể sẽ đón nhận các nguồn vốn mới.

“Có thể chưa hoàn toàn, nhưng phần lớn những điểm nghẽn, khó khăn của thị trường bất động sản trong đầu quý III sẽ được tháo gỡ.

Một phần trong hàng nghìn dự án đang vướng pháp lý sẽ được giải quyết, khơi thông. Tôi hy vọng, thị trường sẽ đón nhận những tín hiệu tích cực hơn vào khoảng đầu quý III năm nay”, ông Đính nói.

Còn TS Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh – nhận định, muốn khôi phục được niềm tin cũng như sự tăng trưởng của thị trường bất động sản, trong điều hành chính sách, phải luôn luôn gắn bất động sản với ổn định kinh tế vĩ mô và sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hạ trần lãi suất huy động

Ngân hàng Nhà nước cuối ngày 23/5 thông báo giảm trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng xuống 5% một năm.

Quyết định giảm lãi suất có hiệu lực từ ngày 25/5.

Lãi suất tối đa với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên ở mức 0,5% một năm, lãi suất với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,5% xuống 5% một năm. Riêng lãi suất tối đa với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô giảm từ 6% xuống 5,5% một năm.

Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên vẫn do các ngân hàng ấn định trên cơ sở cung cầu vốn thị trường.

Ngoài việc giảm trần lãi suất huy động, Ngân hàng Nhà nước cũng tiếp tục điều chỉnh lãi suất điều hành.

Trong đó, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng giảm từ mức 6% xuống 5,5% một năm, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 5,5% xuống 5%. Riêng lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên ở mức 3,5% một năm.

Đây là lần thứ hai kể từ đầu năm nay Ngân hàng Nhà nước giảm trần lãi suất huy động và giảm lãi suất điều hành. Trước đó, đầu tháng 4, trần lãi suất tiền gửi 1-6 tháng điều chỉnh từ 6% xuống 5,5%. Ngày 14/3, Ngân hàng Nhà nước cũng giảm 1% các loại lãi suất điều hành gồm tái chiết khấu và cho vay qua đêm.

 

Tín hiệu định hướng các nhà băng giảm lãi suất cho vay.

Giảm trần lãi suất huy động và điều hành, theo Ngân hàng Nhà nước là “bước đi quan trọng, định hướng cho xu hướng giảm lãi suất của thị trường trong thời gian tới”. Đây là tín hiệu định hướng các nhà băng giảm lãi suất cho vay.

Quyết định giảm lãi suất của cơ quan điều hành được đưa ra trong bối cảnh kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, cho biết kinh tế có dấu hiệu xấu đi từ cuối năm 2022, kéo dài sang đầu năm 2023, kết quả là tăng trưởng GDP quý I chỉ tăng 3,32%. Để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm nay, bình quân mỗi quý còn lại năm nay phải tăng khoảng 7,5%.

Những khó khăn trên thị trường tài chính, trái phiếu doanh nghiệp khiến doanh nghiệp khó tiếp cận và hầu như không huy động được vốn. Các động lực chính của tăng trưởng như xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là sản xuất công nghiệp giảm, trên đà suy yếu.

Doanh nghiệp khó khăn về dòng tiền, nhưng tiếp cận vốn vay cũng khó khăn, lãi suất cao. Theo báo cáo của Chính phủ, bình quân lãi suất cho vay mới là 9,3% nhưng số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho thấy, lãi suất cho vay bình quân tại 35 ngân hàng thương mại tới cuối tháng 3 khoảng 10,23%, cao hơn 0,56 điểm % so với cuối 2022.

Trong cuộc họp cuối tháng 4, Thủ tướng yêu cầu các ngân hàng thương mại Nhà nước sử dụng tối đa các biện pháp để giảm chi phí, hạ lãi suất nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp.

 

Lãi suất giảm, nguồn tiền đáo hạn rút khỏi ngân hàng đổ sang bất động sản?

hoang-hung-phat

TS.Phạm Anh Khôi, Viện nghiên cứu Kinh tế, tài chính, bất động sản Dat Xanh Services (FERI) cho rằng, nếu thị trường bất động sản ấm lên, lãi suất huy động giảm xuống mức 6 – 7% vào cuối năm nay hoặc thậm chí không giảm thì nguồn tiền đáo hạn ngân hàng khả năng cao sẽ ưu tiên quay trở lại thị trường này.

Dòng tiền quay trở lại

Kể từ năm 2015 đến nửa đầu năm 2022, chính sách tiền tệ tại Việt Nam có sự nới lỏng khá mạnh, tăng trưởng tín dụng luôn xấp xỉ ở mức cao, từ 18 – 20% và mặt bằng lãi suất liên ngân hàng liên tục giảm ở các kỳ hạn. Việc nới lỏng tiền tệ đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế để duy trì mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, việc dòng tiền “dễ” đi vào thị trường đẩy giá một số tài sản, kênh đầu tư tăng trưởng khá mạnh. Trong vòng 10 năm qua, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam tăng gần gấp bốn lần so với lúc khởi điểm năm 2012, giá trị giao dịch vượt ngưỡng 1 tỷ USD/ngày. Đặc biệt là thị trường bất động sản, liên tiếp trong nhiều năm tăng trưởng “nóng”, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 15% mỗi năm.

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, hệ thống hạ tầng, khu kinh tế, đô thị phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng, thu nhập của người dân được cải thiện, giá bất động sản tăng lên, hoàn toàn phù hợp với nguyên lý kinh tế, thị trường.

Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua, giá bất động sản tại một số địa phương tăng bất hợp lý, gấp nhiều lần so với giá trị đầu tư thực tế, vượt xa tốc độ tăng trưởng thu nhập của đại đa số người dân.

Đầu tư cá nhân cần thận trọng

Chính sách nới lỏng sau một thời gian dài góp phần gây áp lực lên lạm phát tăng do thừa tiền trong nền kinh tế. Trước các quyết định tăng lãi suất rất mạnh của Fed, sự lên giá của đồng USD và áp lực lạm phát trong nước, đúng như viễn cảnh được các chuyên gia dự báo, nửa cuối năm 2022, Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ trở lại, để kiềm chế lạm phát và ổn định tỷ giá.

Chỉ sau một tuần mở lại kênh huy động vốn tín phiếu, bắt đầu từ 21/6, NHNN đã hút về lượng tiền hơn 85.000 tỷ đồng. Giai đoạn tiền rẻ thực sự đã qua đi. Nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức buộc phải thận trọng hơn nữa với các quyết định rót tiền ra.

Việc thắt chặt chính sách tiền tệ cũng phần nào ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, khi mà doanh nghiệp sẽ hạn chế vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh do lo ngại rủi ro lãi suất. Sức cầu trong nền kinh tế cũng có thể tăng chậm hơn trong môi trường cung tiền thắt chặt và lãi suất cao hơn.

Với mảng kinh doanh bất động sản, cho dù đại diện ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần phát ngôn là cơ quan này không có chủ trương siết tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, những tháng cuối năm 2022, dòng tiền của doanh nghiệp đã suy giảm mạnh, khả năng thanh toán lãi vay ở mức thấp, khả năng trả nợ suy giảm trong khi áp lực đáo hạn trái phiếu ở mức cao, các kênh vốn chính của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.

Dòng tiền cá nhân liệu có quay lại thị trường bất động sản?

Các chuyên gia Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ đang có dấu hiệu chậm lại. Dự báo đến hết quý II/2023, khả năng giai đoạn thắt chặt tiền tệ sẽ kết thúc.

Tại Việt Nam, chỉ trong tháng 3/2023, ngân hàng Nhà nước liên tiếp có hai đợt điều chỉnh giảm lãi suất điều hành để hỗ trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Sau động thái này, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất huy động.

Hiện nay, đã có tín hiệu nguồn tiền quay trở lại, lãi suất trái phiếu, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tiền gửi hạ nhiệt, khách hàng đã tiếp cận được khoản vay mới với lãi suất 10-11%.

Tuy nhiên, chỉ khi nào mặt bằng lãi suất trung bình giảm xuống dưới 10% thì khi đó thị trường bất động sản mới phản ứng. Vì 10% là con số mà các nhà đầu tư có khả năng chịu đựng được khi đi vay.

Chỉ tính trong năm 2022, tổng lượng tiền gửi của các tổ chức và cá nhân vào hệ thống ngân hàng tăng thêm gần 900.000 tỷ đồng (lượng tiền gửi trong quý 4/2022 chiếm tỷ trọng 46%). Trong số gần 900.000 tỷ đồng lượng tiền gửi ròng cả năm qua, cá nhân đóng góp hơn 565.000 tỷ đồng (chiếm 65%).

Thị trường sẽ xảy ra 2 kịch bản

Theo TS. Phạm Anh Khôi, Viện nghiên cứu Kinh tế, tài chính, bất động sản Dat Xanh Services (FERI), cho biết quý III/2023 sẽ là thời điểm mấu chốt khi một lượng lớn tiền gửi ngân hàng đáo hạn; và đây cũng sẽ là thời điểm quyết định dòng tiền có quay trở lại thị trường bất động sản hay không.

Theo đó, có hai kịch bản xảy ra. Kịch bản thứ nhất, nếu tình hình thị trường bất động sản vẫn khó khăn, niềm tin của nhà đầu tư chưa được khôi phục thì có thể nguồn tiền này vẫn tiếp tục ở lại hệ thống ngân hàng, chấp nhận một mức lãi suất thấp hơn.

Kịch bản thứ hai, nếu thị trường ấm lên, lãi suất huy động giảm xuống mức 6 – 7% vào thời điểm cuối năm nay hoặc thậm chí là không giảm thì nguồn tiền khả năng cao sẽ ưu tiên quay trở lại thị trường bất động sản.

Thời điểm để “xuống tiền” hiệu quả?

Nguồn cung bất động sản vẫn tiếp tục khan hiếm trong khi lãi suất đã “hạ nhiệt”, room tín dụng đã mở. Đây có lẽ là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư nghiên cứu và quyết định “xuống tiền”. Bởi thị trường bất động sản ở quý I/2023 đã có dấu hiệu chuyển biến tích cực nhờ vào động thái hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn từ Chính phủ.

Theo đánh giá của VARS, tại các khu vực trên cả nước cho thấy, từ giữa quý II/2023, nhà đầu tư đã bắt đầu “săn tìm” những mảnh đất màu mỡ với dư địa phát triển lớn. Một số khu vực đã có nhiều tín hiệu khởi sắc rõ nét với lượng giao dịch ghi nhận thành công ngày càng nhiều.

Ông Tô Hùng, CEO Recbook, trưởng văn phòng đại diện VARS tại Hải Phòng, cho biết số lượng giao dịch thành công của các đơn vị môi giới trên địa bàn đã ngày một nhiều và ổn định hơn. Giá đất nền ở một số khu vực tại Hải Phòng ghi nhận mức tăng giá khoảng 5% so với quý I/2023. Hiện tượng cắt lỗ tại các khu vực từng xảy ra sốt đất đã được thay thế bằng các giao dịch thành công với mức giá bán phù hợp.