COVID19: dự báo làn sóng bán cắt lỗ bất động sản

Hiện tại, thị trường BĐS vẫn chưa ghi nhận tình trạng bán tháo, bán cắt lỗ một cách ồ ạt. Tuy nhiên nhưng nếu dịch Covid-19 kéo dài, nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính hoặc cân đối dòng tiền không tốt có thể phải bán cắt lỗ.

Thị trường BĐS ở quý I/2021 như thế nào?

Theo DKRA Vietnam, trong quý I/2021, thị trường đất nền TP.HCM và phụ cận chào đón khoảng 7 dự án mở bán; cung cấp khoảng 1,296 nền; lượng tiêu thụ đạt khoảng 1,146 nền, xấp xỉ 88% tổng nguồn cung mở bán được thị trường đón nhận; bằng 137% so với quý IV/2020 (837 nền). Trong đó, nổi bật là thị trường BĐS ở các tỉnh như Bình Dương, Long An, Đồng Nai,…

Theo số liệu từ báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý I/2021 BĐS là nhóm ngành thu hút đầu tư nước ngoài cao thứ ba, đạt 600 triệu USD.

Số liệu mới đây từ Bộ Xây dựng cũng cho thấy, đến tháng 3/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới; điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BĐS tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái 15,56%.

Tín dụng BĐS vẫn được kiểm soát chặt chẽ

Còn theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tốc độ tăng tín dụng của quý 1-2021 cao hơn mức tăng 1,3% của cùng kỳ năm ngoái. Dư nợ tín dụng nền kinh tế đã ở mức trên 9,46 triệu tỷ đồng.

Tín dụng lĩnh vực tăng 2,13% so với cuối năm 2020. Trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng chung toàn nền kinh tế là 2,93%. Như vậy, tín dụng BĐS chiếm 19,6% tổng dư nợ của nền kinh tế.

Dòng tiền được vay từ các ngân hàng chảy vào BĐS nhìn chung vẫn đang được kiểm soát;  trong vùng an toàn. Cùng với các biện pháp tăng cường quản lý từ các cơ quan chức năng nhằm kiểm soát chặt chẽ; các khoản vay đầu tư BĐS, thị trường BĐS sẽ vẫn ổn định và dần sôi động trở lại khi đại dịch qua đi.

Dự báo bất động sản 6 tháng cuối năm

Do sự bùng phát của đợt dịch Covid-19 thứ tư; tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2021 ở vào khoảng 5,8%; thấp hơn 1,39 điểm phần trăm so với mục tiêu tăng trưởng 6 tháng theo kịch bản cập nhật tại quý 1-2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Về nguồn cung, trong 6 tháng cuối năm tại TP.HCM nguồn cung căn hộ có khả năng tăng; dự kiến đến khoảng tháng 9 năm nay sẽ đạt khoảng 15.000 căn.

Trong khi đó đất nền vẫn là phân khúc khá sôi động. Khi mà quỹ đất sạch tại TP.HCM ngày càng khan hiếm, đất nền vùng ven (Bình Dương; Đồng Nai; Long An) tiếp tục giữ vị thế chủ lực sau khi thiết lập mặt bằng giá mới.

ban-cat-lo-bat-dong-san
Nhiều nhà đầu tư có nguy cơ rơi vào thế phải bán cắt lỗ bất động sản nếu dịch kéo dài

Làn sóng bán cắt lỗ BĐS sẽ diễn ra nếu dịch kéo dài

Theo tổng giám đốc Colliers Việt Nam, Ông David Jackson dự đoán nếu dịch Covid19 kéo dài thêm vài tuần nữa; những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính hoặc cân đối dòng tiền không tốt có thể phải bán cắt lỗ BĐS.

Xét về dài hạn, với tiềm năng phát triển lớn và đà tăng trưởng mạnh mẽ, BĐS vẫn là thị trường đầy tiềm năng; tỷ suất sinh lời cao; hấp dẫn với nhà đầu tư trong nước và cả nhà đầu tư quốc tế.

Dịch Covid-19 khiến nhà đầu tư “chùng” lại, cũng là cơ hội để họ đánh giá toàn diện hơn về thị trường BĐS cũng như chiến lược đầu tư. Đây có thể xem là bước lấy đà cho một giai đoạn tăng trưởng mới.

Bên cạnh đó, sự ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm 2021 sẽ phụ thuộc nhiều vào việc kiểm soát thành công dịch Covid-19. Vì vậy, còn khá sớm để đưa ra dự báo cho tình hình thị trường BĐS những tháng cuối năm 2021. Và sau dịch, cũng cần có thời gian để tâm lý chung của thị trường quay trở lại trạng thái trước đại dịch.

Hiện nay các biện pháp chống dịch cũng như chiến dịch tiêm vaccine trên diện rộng đang được triển khai. Đây sẽ là tín hiệu khả quan cho thị trường BĐS nói riêng và thị trường kinh tế nói chung.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *