Diễn biến thị trường bất động sản quý II/2021 và dự đoán cuối năm

 

Do đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại dẫn đến nhiều địa phương phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội. Theo đó, thị trường Bất động sản ở TP.HCM và vùng phụ cận ở quý II/2021 chỉ hoạt động chủ yếu trong tháng 4 và đầu tháng 5

Diễn biến của từng phân khúc trong thị trường bất động sản

Phân khúc đất nền

Trong quý 2/2021, thị trường đất nền các tỉnh giáp ranh TP.HCM ghi nhận nguồn cung dồi dào hơn với quý 1. Với mức tăng khoảng 125%, tỷ lệ tiêu thụ tăng 59%. Nguồn cung và lượng tiêu thụ quý 2 tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020. Theo ghi nhận, TP.HCM trải qua 4 quý liên tục thiếu vắng nguồn cung mới. Thị trường các tỉnh vùng ven như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, BR-VT tiếp tục giữ ưu thế.

Trong đó, Đồng Nai đứng đầu với tổng nguồn cung đất nền mới là 1.319 với mức tiêu thị là 774. Long An đứng kế khi có nguồn cung mới là 891 với lượng tiêu thụ là 501. Tiếp đến là Bình Dương có tổng nguồn cung mới là 523 với lượng tiêu thị 396. Về cuối là BR-VT với tổng nguồn cung là 180 và lượng tiêu thụ là 155.

Thị trường căn hộ

Thị trường căn hộ có xu hướng giảm nhẹ về nguồn cung lẫn lượng tiêu thụ trong quý II/2021. Tình hình này ghi nhận ở cả TP.HCM và các tỉnh giáp ranh. Cụ thể, tổng nguồn cung giảm 28% và lượng tiêu thụ giảm 26%.

Tuy nhiên so với các các tỉnh thì thị trường căn hộ ở TP.HCM sôi động hơn hẳn. Nguồn cung chủ yếu thuộc phân khúc căn hộ hạng A và B. Căn hộ hạng C tiếp tục vắng bóng. Đặc biệt, nguồn cung và lượng tiêu thụ ở khu Nam TP.HCM bật tăng mạnh; chiếm 44% tổng nguồn cung mới và 52% lượng tiêu thụ toàn thị trường. Mức giá sơ cấp tại TP.HCM trong nửa đầu quý 2 có sự tăng nhẹ khoảng 3 – 5%. Chủ yếu là do các dự án được giới thiệu ra thị trường thuộc những giai đoạn tiếp theo; sắp hoàn thành hoặc dự án có quy hoạch đồng bộ.

bat-dong-san-quy-II/2021
Căn hộ vẫn chiếm lĩnh thị trường TP.HCM

Phân khúc nhà phố, biệt thự

So với quý trước, phân khúc nhà phố, biệt thự có mức tăng đột biến, khoảng 78% . Tuy nhiên chỉ tăng ở đợt đầu quý II và tại khu vực TP.HCM và các tỉnh giáp ranh. Còn so với quý II/2020 tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới giảm khoảng 23%.

Đồng Nai tiếp tục dẫn đầu nguồn cung và lượng tiêu thụ toàn thị trường. Trong khi đó tại TP.HCM tuy có sự tăng trưởng mạnh ở thị trường căn hộ thì phân khúc nhà phố, biệt thự có sự sụt giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do thời gian thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19 bùng phát lần 4.  Mặt bằng giá sơ cấp trong quý có sự điều chỉnh tăng nhẹ ở một số dự án, đặc biệt là tại thị trường TP.HCM do nguồn cung hạn chế trong khi thị trường thứ cấp không có nhiều biến động.

Bất động sản nghỉ dưỡng

Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch Covid – 19 chính là bất động sản nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, nguồn cung tăng đáng kể ở loại hình nhà phố, shophouse biển (tăng 5 lần); condotel (tăng 26%) so với quý trước. Riêng biệt thự biển có sự sụt giảm nguồn cung khoảng 69%.

Các dự án tập trung ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Quốc và Bình Thuận. Sức mua chung toàn thị trường cuối quý I và đầu quý II ghi nhận những tín hiệu khả quan. Nhưng có sự suy giảm từ giữa quý 2 do ảnh hưởng chung của dịch bệnh.

Dự báo về thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2021

bat-dong-san-quy-II/2021
tình hình bất động sản cuối năm sẽ còn phụ thuộc vào dịch

Hoạt động của thị trường bất động sản phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng kiểm soát dịch bệnh. Nếu dịch được kiểm soát, tốc độ phát triển sẽ nhanh và ngược lại xu hướng tăng trưởng sẽ chậm lại. Khi so với các kênh đầu tư như chứng khoán, ngân hàng hay vàng thì bất động sản vẫn sẽ chiếm ưu thế.

Trong nửa cuối năm, DKRA nhận định nguồn cung mới toàn thị trường sẽ dao động khoảng 4.000 – 5.000 nền. Vẫn tập trung chủ yếu ở thị trường các tỉnh giáp ranh như Long An, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu. Sức cầu chung toàn thị trường có thể sẽ hồi phục tăng vào những tháng cuối năm khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát.

Thị trường nhà ở vẫn sẽ tăng trưởng; dòng sản phẩm căn hộ trung cấp phục vụ nhu cầu ở thực sẽ khởi sắc hơn. Riêng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, đây là phân khúc đang được khối ngoại vô cùng ưa chuộng nên tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn là rất lớn. Tuy nhiên khả năng phục hồi của phân khúc này sẽ diễn ra chậm hơn các loại hình khác phụ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch bệnh cũng như chính sách mở cửa của Chính phủ.

Nhìn chung, tuy thị trường bất động sản ít chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng vẫn có những tác động nhất định. Sự đột phá của bất động sản phụ thuộc vào sự khống chế của dịch bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *