Giải phóng 40ha đất, đầu tư 9 nghìn tỷ để xây cầu Cát Lái

40ha đất mặt bằng được giải phóng, 9 nghìn tỷ đồng được đầu tư để xây dựng cầu Cát Lái. Vậy tại sao dự án lại được đầu tư như vậy?

Thay phà cầu Cát Lái làm điểm cầu nối TP.HCM và Đồng Nai

Hiện nay nhu cầu vận tải qua Cảng Cát Lái ngày càng tăng cao. Đặc biệt, vào các dịp nghỉ lễ thường xuyên xảy ra ùn tắc trên các tuyến kết nối vào cảng. Do người dân TP,HCM, Đồng Nai, BR-VT chọn làm hướng di chuyển qua lại nhằm rút ngắn khoảng cách. Trong khi đó, tuyến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 51… đang quá tải bởi áp lực giao thông rất lớn. Vì vậy, cầu Cát Lái được xây dựng với hy vọng giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Đông TP.HCM.

Cầu Cát Lái có điểm đầu là TP.Thủ Đức (TP.HCM) và điểm cuối là huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Do Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế GTVT làm đơn vị tư vấn thiết kế. Công ty đã đề xuất Đồng Nai và TP HCM giải phóng 40ha đất mặt bằng để xây dựng cầu.

Cụ thể, sẽ được chia làm 2 giai đoạn:

Dự án thành phần 1 bắt đầu từ nút giao với đường vành đai 2 (TPHCM) đến trạm thu phí. Và được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) kết hợp sử dụng vốn BOT và ngân sách của cả TP.HCM và tỉnh Đồng Nai.
Dự án thành phần 2 từ trạm thu phí đến cuối tuyến. Và sẽ đầu tư theo hình thức đầu tư công sử dụng ngân sách tỉnh Đồng Nai.

Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 9.000 tỷ đồng. Trong đó, phần vốn ngân sách TP.HCM tham gia khoảng 1.300 tỉ đồng.

cau-cat-lai
Cầu Cát Lái sẽ giúp giảm tải giao thông ở khu vực phía Đông TP.HCM

Dự án chiến lược của Đông Nam Bộ

Dự án xây dựng cầu Cát Lái là một trong những dự án kết nối giao thông trọng điểm của vùng Đông Nam Bộ. Cầu là tuyến đường quan trọng nối TP HCM với  Đồng Nai  và Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ TP.HCM đi Vũng Tàu cũng được rút ngắn hơn 10km mà không phải mất thời gian chờ phà.

Theo các chuyên gia, cầu Cát Lái là bước đột phá trong phát triển kinh tế của Đồng Nai, TP.HCM và cả Đông Nam Bộ. Hơn thế nữa, dự án sẽ thu hút đầu tư trong nước, nước ngoài vào đa lĩnh vực. Tiêu biểu như: Công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch,…Đồng thời, bất động sản ở cả Khu Đông Sài Gòn, Đồng Nai và khu vực xung quanh cũng được hưởng lợi. Vì khi cầu hoàn thành, giá trị bất động sản ở đây sẽ không ngừng tăng.

Bên cạnh tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, dự án cầu Cát Lái còn được coi là dự án quan trọng thứ 2 kết nối TP.HCM với sân bay Long Thành.

Không chỉ giải quyết vấn đề giao thông, kết nối, cầu Cát Lái chính là đòn bẩy giúp cho kinh tế vùng phát triển mạnh mẽ và đa dạng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *