Tái lập Cầu Mã Đà – “kênh đào Panama” của Bình Phước

 Thứ sáu , 17/2/2022  |  11:00  |  Tin tức, Tin thị trường

Việc tái lập cầu Mã Đà dự đoán sẽ đưa tỉnh Bình Phước trở thành trung tâm kinh tế chiến lược vùng Đông Nam Bộ nói riêng và vùng kinh tế phía Nam nói chung, từ đó tạo đà tăng trưởng cho bất động sản đi lên.

 Chủ động xây đường đón “siêu sân bay” Long Thành

Theo như quy hoạch của tỉnh Bình Phước, tái lập cầu Mã Đà được xem là dự án chiến lược trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Bởi Mã Đà là cây cầu duy nhất nối liền 2 tỉnh Bình Phước và Đồng Nai; thông qua đường ĐT.753 thuộc Bình Phước và ĐT.761 của Đồng Nai. Hiện tại, người dân Bình Phước muốn đi qua Đồng Nai hoặc ngược lại phải đi vòng gần 200 km. 

Hơn nữa, từ Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên muốn đến sân bay Long Thành đều phải “đi nhờ” qua địa bàn của tỉnh Bình Dương và một phần của TP.HCM. Điều này vừa tốn thời gian, phát sinh chi phí cao vừa giảm sức cạnh tranh của khu vực.

Với vị trí chiến lược của mình, cầu Mã Đà khi được tái lập sẽ giúp Bình Phước rút ngắn khoảng cách không chỉ với sân bay Long Thành mà còn giảm thời gian tới quốc lộ 1; các cảng nước sâu tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Vì vậy, cầu Mã Đà được so sánh như “kênh đào Panama” của Bình Phước; một lối đi tắt mang lại nhiều thuận tiện; tạo cơ hội phát triển không chỉ riêng cho Bình Phước mà cả khu vực.

cau-ma-da-noi-binh-phuoc-va-dong-nai

Về quy hoạch cầu Mã Đà

Cầu Mã Đà được quy hoạch giai đoạn 1 rộng 11m, có chiều dài hơn 90m. Với kinh phí dự tính khoảng 10 tỷ đồng. Đây là dự án nằm trong kế hoạch mở rộng tuyến đường ĐT.753 dài 29,5 km với tổng ngân sách đầu tư gần 174 tỷ đồng.

Cầu Mã Đà dự kiến được bắc ngang con sông tiếp giáp giữa hai tỉnh Bình Phước và Đồng Nai, nối vào khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia Cát Tiên. Cầu kết nối ngã ba Cây Điệp (thị xã Đồng Xoài) qua sông Mã Đà (thuộc đường ĐT753, huyện Đồng Phú) đến đường ĐT761 (tỉnh Đồng Nai).

Nhìn xa hơn, khi có cầu Mã Đà, tuyến đường từ cảng Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu) theo quốc lộ 50, tỉnh lộ 767, 761, 753, quốc lộ 14 đi Tây Nguyên, rẽ sang quốc lộ 13 qua Campuchia ra vịnh Thái Lan. Việc trung chuyển hàng hóa của khu vực Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, Tây Nguyên càng thêm hội nhập; tăng cơ hội giao thương kinh tế quốc tế. Khi đó, tỉnh Bình Phước sẽ thuận lợi hơn trong xuất – nhập khẩu hàng hóa. 

Bất động sản thừa cơ tăng vọt

Với việc xây dựng cầu Mã Đà, sẽ mở ra cơ hội cho sự phát triển kinh tế, dịch vụ tại khu vực. Thu hút các nhà đầu tư đến xây dựng các cụm công nghiệp. Từ đó  tạo tiền đề nâng cao mức sống, thu nhập cho hàng ngàn người dân tại địa phương. Bất động sản cũng không đứng ngoài vòng lợi này.

Với sự thuận lợi về giao thương, hàng loạt các dự án bất động sản sẽ được xây dựng. Bên cạnh đó, các vùng bất động sản xung quanh cũng sôi động không kém. Đơn cử là tại Chơn Thành – huyện công nghiệp trọng điểm của Bình Phước. Huyện vốn đã thu hút nhiều nhà đầu tư nên nếu tái lập cầu Mã Đà  thì lại càng được chú ý hơn. Tạo tiền đề cho thị trường đất nền Chơn Thành lên đà phát triển.

Đất nền Chơn Thành được đà bứt phá

Sở dĩ nói như vậy vì Chơn Thành chính là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Bình Phước. Huyện kết nối với tỉnh công nghiệp hàng đầu miền Nam là Bình Dương; với trung tâm tài chính – kinh tế lớn nhất cả nước là TP.HCM và các tỉnh miền Tây Nam bộ; nằm trên tuyến đường huyết mạch QL14 đi lên các tỉnh Tây Nguyên. 

Và khi tái lập cầu Mã Đà, từ huyện đi Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu cũng rất dễ dàng và nhanh chóng. Những điều trên đã tạo cho Chơn Thành một sức mạnh kinh tế nhất định; các dự án tại huyện cũng được hưởng lợi theo, giá trị càng tăng lên. 

Việc tái lập cầu Mã Đà sẽ tạo điều kiện giao lưu kinh tế – xã hội giữa các tỉnh trong vùng, đồng thời kết nối với các nước Campuchia – Lào – Myanmar; thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ; động lực chính tạo nên sự phát triển, mở rộng của bất động sản Bình Phước.

Xem thêm:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *