Siết thuế bất động sản: Lo ngại tạo cú sốc tăng giá!

Thứ năm, 10/3/2022  |  9:00  |  Tin tức, Tin thị trường

Bên cạnh ý kiến ủng hộ đánh thuế Bất động sản với lý do chống đầu cơ, tăng giá thì nhiều chuyên gia cũng cảnh báo việc đánh thuế có thể tác động tiêu cực đến thị trường địa ốc và nền kinh tế.

Thuế bất động sản là gì? 

 Thuế tài sản là gì?

Thực chất, thuế tài sản là một loại thuế đánh thẳng vào quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản. Thông thường, loại thuế này sẽ được nhà nước tiến hành thu một năm một lần. Và trong thuế tài sản, người ta lại có nhiều sắc thuế khác nhau. Chẳng hạn như: Thuế điền thổ, thuế trước bạ, thuế thừa kế,…

Cơ sở tính thuế tài sản chính là giá trị của tài sản. Cũng như các loại thuế khác, đối tượng nộp thuế thường có hành vi trốn thuế. Do đó, nhà nước luôn thành lập các cơ quan định giá tài sản để theo dõi sát sao.

Theo quy định, mọi cá nhân, tổ chức sở hữu, sử dụng tài sản thì đều phải nộp thuế tài sản. Tuy nhiên, nếu tài sản có giá trị rất nhỏ thì chính quyền sẽ xem xét và quyết định mức thuế phải nộp là 0. Thuế tài sản thường được đánh đối với những trường hợp:

Khi chấm dứt quyền sử dụng tài sản hoặc là hình thành tài sản thì cần nộp

Quá trình sử dụng tài sản: Thường là các loại tài sản có giá trị lớn như: máy bay, du thuyền hay biệt thự,…

Thuế tài sản là một trong những khoản thu rất lớn của ngân sách địa phương. Vì tài sản thường khó di chuyển đi xa nên chúng được quản lý ở từng địa phương.

Thuế bất động sản là gì?

Sau khi bạn đã biết thuế tài sản là gì, bạn chắc chắn sẽ hiểu về thuế chuyển nhượng bất động sản, thuế bất động sản. Vì thuế bất động sản chính là một sắc thuế của thuế tài sản. Và ngày nay, đây chính là sắc thuế tài sản phổ biến nhất mà hầu hết mọi người đều biết đến. Tại một số nước hiện nay, chính quyền chia bất động sản thành 2 loại. Đó là nhà ở và đất ở. Từ đó, chúng ta lại có 2 sắc thuế riêng tương ứng.

Hầu hết, chúng ta phải đóng thuế bất động sản khi: mua bán bất động sản, chuyển nhượng bất động sản. 

thue-bat-dong-san

Siết thuế bất động sản năm 2022

Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các bộ, ngành, địa phương lấy ý kiến về các chính sách thu thuế bất động sản.  Bao gồm việc đánh thuế với nhà và tài sản.

Các nội dung góp ý gồm:

– Đề xuất gộp Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

– Bổ sung đánh thuế đối với nhà

– Nghiên cứu xây dựng luật thuế tài sản hay bất động sản (nếu có). Việc lấy ý kiến lần này hướng đến đánh giá tác động của nội dung sửa đổi đối với kinh tế xã hội; doanh nghiệp; người dân và ngân sách nhà nước.

Dù có nhiều ý kiến đồng thuận việc đánh thuế để nhưng cũng có nhiều ý kiến kêu gọi thận trọng khi đánh thuế; cần có lộ trình để tránh gây hoang mang cho thị trường.

Cần thận trọng, kỹ lưỡng

Một số chuyên gia cũng cho rằng, việc nghiên cứu, xem xét điều chỉnh các sắc thuế trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn; chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19; những căng thẳng địa chính trị như hiện nay thì cần thận trọng, kỹ lưỡng…

“Thuế bất động sản đóng vai của nhiều chính sách điều tiết cho quá trình phát triển và nâng cấp đô thị; ngăn ngừa đầu cơ; tích trữ bất động sản (bao gồm cả đất đai) dưới dạng có bất động sản nhưng để hoang hóa; giữ đất nhưng đầu tư cầm chừng; sử dụng đất không hiệu quả. Trong bối cảnh khó khăn vì Covid-19 hiện nay thì thuế bất động sản tạm thời chưa nên bàn tới”, Giáo Sư Đặng Hùng Võ, Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết trên truyền thông.

Đánh giá thêm tác động từ đánh thuế vào thị trường bất động sản, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cũng cho rằng việc đánh thuế nên xem xét thật kỹ lưỡng để tránh trường hợp “thuế chồng thuế”.

Thuế bất động sản cần có lộ trình để không gây sốc

Theo ông Châu, việc đưa ra thuế tài sản với bất động sản nhưng vẫn duy trì việc thu tiền sử dụng đất là một vấn đề cần xem xét: “Thuế là một công cụ rất hiệu quả nhưng nếu công cụ sai lại tác hại ghê gớm nên phải cân đối mọi thứ và phải phải nhìn vào tổng thể. Nếu áp thuế tài sản thì phải giảm tiền sử dụng đất xuống và cần có lộ trình để không gây sốc cho thị trường”.

thue-bat-dong-san

Đứng ở góc độ nhà phát triển bất động sản, lãnh đạo một doanh nghiệp BĐS cũng cho rằng, trước khi tính đến việc đánh thuế tài sản, cơ quan quản lý nhà nước nên cân nhắc điều chỉnh đúng đối tượng và trúng mục tiêu. Việc này nhằm đảm bảo đánh thuế công bằng.

“Chúng ta cần xây dựng lộ trình tiếp cận từng bước. Không nên tạo cú sốc đột ngột khiến thị trường triệt tiêu cơ hội phát triển. Thuế tài sản hướng đến mục tiêu chống đầu cơ, kiểm soát thị trường nhưng cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến các nhà đầu tư trên thị trường. Việc thị trường bất động sản nóng (sốt) hay chuyển lạnh (đóng băng) sẽ ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Nguyên nhân vì bất động sản là ngành có liên quan đến hơn 40 ngành nghề khác”, vị này cho biết.

Giá nhà đất có thể tăng do siết thuế

Nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng lo ngại việc đánh thuế sẽ tác động mạnh lên giá nhà ở. Giá nhà ở trên thị trường sẽ tiếp tục tăng cao nếu phải gánh thêm thuế tài sản. Bởi mọi loại thuế, phí cuối cùng đều “chạy” vào giá thành. Cùng với đó, giá nhà cho thuê sẽ tăng mạnh khi căn nhà thứ 2 dùng để kinh doanh cho thuê bị đánh thuế. Khi đó, những đối tượng khách hàng cuối cùng, gồm cả người mua và người thuê, sẽ chịu thiệt. Đồng nghĩa, mục tiêu giảm nhiệt thị trường nhà ở và bảo vệ người có thu nhập thấp của thuế tài sản sẽ khó đạt được.

Cần tạo thị trường bất động sản minh bạch

Ở góc độ pháp luật, nhiều Luật sư cho rằng cần tạo được sự minh bạch trước khi đánh thuế bất động sản. Việc này để tránh tình trạng thiếu công bằng. Trước khi đánh thuế tài sản, một trong những yếu tố quan trọng nhất là cần có một thị trường bất động sản minh bạch thông tin; thống kê rõ ràng về số lượng sở hữu nhà ở của từng cá nhân; có thể số hóa quản lý được tài sản của người dân. Bởi hiện nay, nếu chỉ áp dụng đánh thuế căn nhà thứ hai sẽ khiến việc mượn người đứng tên nhà để lách luật, trốn thuế ngày càng gia tăng.

Theo luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, về lý thuyết việc đánh thuế tài sản; căn nhà thứ hai là cần thiết. Tuy nhiên để có thể làm được điều đó vẫn còn nhiều “bài toán” phải giải quyết; và đó còn là một tương lai xa, không thể giải quyết ngay trong 1 năm hay 2 năm tới. Việc đầu tiên cần làm là có cơ sở dữ liệu nhà đất một cách toàn diện; thống kê, quản lý tài sản của người dân, để đảm bảo công bằng.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *